VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

Danh sách số đẹp Vinaphone trả sau 088

Vinaphone 088 số ngày sinh, số phong thủy, số cặp.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Các gói cước Vinaphone trả sau 088

Các gói cước Vinaphone trả sau 088 được thiết kế riêng cho những người luôn bắt nhịp xu hướng và dẫn dắt trào lưu, năng động và sành điệu.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Chương trình khuyến mãi MegaVNN

Tặng cước sử dụng, tặng phí hòa mạng, trang bị modem, modem Wifi.

Sách Trắng về CNTT và Truyền thông Việt Nam 2013

Ngành CNTT và TT tiếp tục trở thành điểm sáng của nền kinh tế năm 2012, góp phần quan trọng trong tiến trình đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong năm 2012, ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) tiếp tục tăng trưởng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn. 

Qua Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam 2013, có thể tóm tắt một số thành tựu nổi bật của ngành trong giai đoạn 2012-2013 như sau

Thứ hạng ngành CNTT-TT Việt Nam có nhiều cải thiện theo đánh giá của quốc tế

Trong xếp hạng chung về CNTT-TT, Chỉ số phát triển CNTT-T (IDI) của Việt Nam xếp 81/161 quốc gia, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á (2012) và Chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI): của Việt Nam xếp 84/14  quốc gia, đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á (2012). Trong khi đó, về công nghiệp CNTT, Việt Nam xếp thứ 8 thế giới về gia công phần mềm theo báo cáo của Tập đoàn Tholons (2011) và Top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm theo báo cáo của Tập đoàn Gartner (2012). Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong top 100  thành phố hẫn dẫn về gia công phần mềm, trong đó TP.HCM xếp thứ 16 và Hà Nội xếp thứ 23 (2013).

Về Chính phủ điện tử, Việt Nam xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và 81/190 quốc gia (2012) và được đánh giá cao về dịch vụ công và ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Trong khi đó, nguồn nhân lực Việt Nam xếp thứ 101/161 quốc gia (2012), điển hình là chất lượng đào tạo  các môn Toán và các môn khoa học được đánh giá cao. Về phát triển Internet, Việt Nam nằm trong top 10 nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất và xếp thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và 18 thế giới về số người dùng Internet.

Hạ tầng CNTT-TT tiếp tục được đầu tư, nâng cấp đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thuê bao viễn thông và Internet

Năm 2012, số thuê bao di động vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chững lại với trên 131 triệu thuê bao  tăng 3,2% nâng số thuê bao di động/100 dân đạt 148,33. Đáng chú ý, năm 2012, số thuê bao 3G bị giảm nhẹ do nhà mạng đã tăng cường cắt giảm các thuê bao ảo và số thuê bao 3G trên thực tế vẫn tăng. Trong khi số thuê bao cố định vẫn tiếp tục giảm do yếu tố công nghệ chỉ còn gần 10 triệu thuê bao giảm 6% với số thuê bao cố định/100 dân chỉ đạt 10,76.  Số thuê bao Internet băng rộng cố định tăng nhanh đạt 4,78 triệu thuê bao tăng 24,7%. Mật độ người sử dụng Internet đạt 35.3% (với 31,3 triệu người). Tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính đạt khoảng 18,8% và gần 21,3 triệu hộ sử dụng máy thu hình (đạt 91,7%). Mạng lưới bưu chính công cộng với số lượng điểm phục vụ bưu chính đạt 13.612 điểm. Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính đạt 6.486 người.
Công nghiệp CNTT tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục với vai trò chủ lực của các doanh nghiệp FDI

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 86,3% so với năm 2011. Sự tăng trưởng cao này tiếp tục do sự duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với trên 23 tỷ USD doanh thu tăng trưởng 103,2% và chiếm tới 90,4 % tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. 
Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ khiêm tốn tương ứng là 3,1% và 6,0%, trong đó sự tăng trưởng lĩnh vực phần mềm là thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực. Xuất khẩu sản phẩm CNTT-TT đạt 22,92 tỷ USD tăng trên 110,4% so với năm 2011, và đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 3,5 triệu USD. Năm 2012, tổng số lao động trong lĩnh vực đạt trên 350.000 lao động, tăng trưởng hơn 50.000 lao động so với năm 2011, chủ yếu đến từ lĩnh vực phần cứng.

Lĩnh vực viễn thông phục hồi đà tăng trưởng với sự thống lĩnh thị trường cố định của VNPT và sự vượt trội của Viettel về dịch vụ điện thoại di động
Nhìn chung năm 2012, dù suy giảm kinh tế nhưng tổng doanh thu viễn thông vẫn đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng trên 21% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu dịch vụ di động tăng hơn 1 tỷ USD từ 5,4 tỷ lên 6,5 tỷ USD và vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu (chiếm 76,43% tổng doanh thu). Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giúp thị trường viễn thông tăng trưởng. Doanh thu dịch vụ cố định và Internet cũng đều tăng song mức tăng khiêm tốn lần lượt là 394,2 triệu USD (tăng 8,9%) và 474,8 triệu USD (tăng 1,42%).

Lĩnh vực viễn thông và Internet đang chứng kiến sự thống lĩnh thị trường cố định của VNPT và sự vượt trội của Viettel về dịch vụ điện thoại di động. Về dịch vụ điện thoại cố định,VNPT vẫn chiếm thị phần cao nhất (75,4%) tăng thị phần so với năm 2011 (68,8%) sau đó đến Viettel (22,96%) tăng so với năm 2011 (22,3%) còn lại là các nhà cung cấp khác.

Trong khi đó, đối với dịch vụ điện thoại di động, Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất (40,05%), MobiFone lấy lại vị trí số 2 với 21,4% ( năm 2011 xếp thứ 3 với 17,9%) và theo sát là VinaPhone với 19,88% (năm 2011 xếp thức 2 với 30,1%) và mỗi nhà cung cấp dịch vụ này chỉ chiếm ½ số thuê bao của Viettel. Vietnamobile vẫn chiếm thị phần cao trong các hãng còn lại với 10,74%. Trong khi đó, xét về thị trường thuê bao 3G thì 3 nhà cung cấp dịch vụ Viettel, MobiFone và VinaPhone vẫn áp đảo với số thị phần gần tương đương trong đó Viettel chiếm 34,73% , theo sát là MobiFone với 33,19% và VinaPhone 29,71% còn lại 2,36% là Vietnamobile. Trong khi đó, xét về thị phần thuê bao dịch vụ Internet trong thị trường cả truy nhập cố định và di động, hai nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet chủ đạo là VNPT (62,82%) và Viettel (29,45%), theo sau là FPT (5,73%) và các nhà cung cấp đều tăng thị phần so với năm 2011. 
Về truy nhập Internet cố định, VNPT chiếm thị phần thuê bao cao nhất với 57,68% (bị giảm so với 2011 là 63,21%) trong khi thị phần truy nhập Internet bằng mạng 3G, VNPT cũng áp đảo với 64,62 % (khi tính gộp cả MobiFone và VinaPhone).

Phát thanh truyền hình Việt Nam doanh thu ổn định với số thuê bao tăng ấn tượng

Hệ thống phát thanh truyền hình đã phát triển mạnh với 67 đài phát thanh – truyền hình và liên tục được nâng cấp, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đang phát triển khá nhanh. Tổng doanh thu truyền hình trả tiền đạt hơn 200 triệu USD trong đó truyền hình cáp chiếm 97% doanh thu. 
Thuê bao truyền hình trả tiền cũng tăng trưởng ấn tượng, truyền hình cáp và truyền hình số mặt đất vẫn là dịch vụ có số thuê bao nhiều nhất đạt lần lượt 4,4 triệu và 3,6 triệu thuê bao. Xét về thị phần dịch vụ truyền hình trả tiền, về truyền hình cáp, SCTV chiếm thị phần thuê bao chủ đạo với 36,26% theo sau là VTVCab với 22,67%. Trong khi đó, lĩnh vực truyền hình số vệ tinh VSTV và VTC là hai nhà cung cấp chủ đạo với thị phần khá sát nhau trên 43%, AVG là doanh nghiệp mới gia nhập thị trường song cũng chiếm 13,36% thị phần.
 
Thị trường Bưu chính tăng nhẹ với thị phần chủ yếu thuộc về VNPost

Năm 2012, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 273,7 triệu USD tăng 11% so với năm 2011. Trong đó, xét về thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất với 37% tiếp theo là liên doanh DHL-VNPT với 15,28%. Hai doanh nghiệp đóng vai trò là  các nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo lĩnh vực bưu chính.
Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tiếp tục được duy trì ổn định về quy mô và hình thức đào tạo. 

Cả nước có 290 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT và viễn thông , tỷ lệ tuyển sinh ngành này là 10,83% trên tổng số chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Trong năm 2012, số sinh viên ngành CNTT, viễn thông trình độ đại học, cao đẳng tốt nghiệp là trên 40 nghìn, nhập học là 58 nghìn và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng là gần 170 nghìn. Bên cạnh đó, số lượng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo về CNTT-TT tăng thêm 30 đơn vị so với năm 2011, nâng tổng số các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề lên 143 đơn vị. 

Môi trường pháp lý về CNTT-TT ngày một được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước. 

Năm 2012, các chính sách được xây dựng, ban hành chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường điện tử và đảm bảo an ninh quốc gia như dự thảo Luật An toàn thông tin, Nghị định sửa đổi về chống thư rác, Quyết định về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Thông tư quy định danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều chủ trương, chương trình, dự án lớn tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai hiệu quả như: Nghị quyết Trung ương IV về phát triển hạ tầng thông tin, Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020, Chương trình triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015, Chương trình đưa thông tin về cơ sở.

Với những kết quả, thành tựu đáng ghi nhận, ngành CNTT-TT tiếp tục củng cố vị thế và đà tăng trưởng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn đến năm 2015, đồng thời,  dần xứng đáng với vai trò là một trong 10 hạ tầng chủ lực của hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Các số liệu chi tiết về "Sách trắng về CNTT & TT Việt Nam 2013" bạn có thể xem trên Tạp chí Xã hội Thông tin phát hành ngày 1/11/2013.

Cước 3G của nhà mạng nào rẻ nhất?

Cước 3G của nhà mạng nào rẻ nhất?
Cập nhật ngày: 21/10/2013

Trước thông tin các nhà mặng tăng cước 3G, nhiều khách hàng, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hay những người thu nhập thấp không khỏi "choáng váng". Nhưng trên thực tế, hiện khách hàng vẫn có thể lựa chọn được các gói cước 3G giá rẻ.
Các bạn HSSV hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục đăng ký sử dụng các gói cước MIU của MobiFone hay gói MAXS của Vinaphone với giá chỉ 50.000 đồng/tháng.
Ngoài sự lựa chọn là các gói cước dành cho HSSV, hiện Vinaphone và MobiFone cũng đang cung cấp khá nhiều gói cước 3G rẻ khác, có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng với các nhau cầu khác nhau.
Những khách hàng có nhu cầu dùng 3G lướt net thoải mái với chi phí rẻ hơn vẫn có thể sử dụng gói cước dữ liệu duyệt web Opera Mini hiện đang được cả Vinaphone và MobiFone cung cấp, với mức cước 2.000 đồng/ngày hoặc lựa chọn gói cước 15.000 đồng/tháng trên trình duyệt Opera. Gói cước mới này sẽ giúp thuê bao quản lý được chi tiêu cho việc truy cập web trên điện thoại của mình, hay có thể duyệt web trên di động bất cứ khi nào họ muốn mà không cần đăng ký gói cước dữ liệu theo tháng.
Với những khách hàng có nhu cầu truy cập Internet ít hoặc không dùng các smartphone, tức là chỉ dùng các ứng dụng lướt web chạy trên nền java như baonet, zalo, ola,...thì nhu cầu sử dụng và truy cập dữ liệu Internet ít hơn, do vậy nên chọn các gói cước chi phí thấp, tương ứng dung lượng thấp. Chẳng hạn như các gói D1, M10, M25 của mạng MobiFone hay M10, M25 của VinaPhone.
Nếu khách hàng cần sử dụng cho công việc hoặc đang sử dụng các smartphone chạy Android, iOS, BlackBerry OS hoặc Windows Phone thì nhu cầu truy xuất dữ liệu có thể nhiều hơn, tiệm cận mức "không giới hạn" hoặc "trung bình cao". Lúc này, các gói M25, MIU và thậm chí là M120 của MobiFone; các gói M50, M120 và MAX/MAXS của VinaPhone sẽ là những gói cước nên tham khảo.

VNPT Hà Nội tài trợ học bổng cho sinh viên Học viện CNBCVT

 VNPT Hà Nội tài trợ học bổng cho
Sinh viên Học viện CNBCVT 


Tại chương trình “Chào Sinh viên PTIT 2013” tổ chức ngày hôm qua 15/10/2013 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, VNPT Hà Nội đã trao 8 suất học bổng cho các thủ khoa và sinh viên vượt khó.
Các thủ khoa được nhận học bổng lần này đều là những sinh viên giỏi và những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó vươn lên đạt thành tích cao trong học tập. Học bổng này sẽ là nguồn động viên, khơi dậy niềm tin và quyết tâm học tập và là động lực để các em phát huy hơn nữa khả năng, trí tuệ của mình trên ghế giảng đường Đại học.
Trong nhiều năm qua VNPT Hà Nội và VinaPhone luôn đồng hành cùng các em HSSV, bằng những hỗ trợ thiết thực như: tạo nhiều cơ hội việc làm, trao tặng những suất học bổng quý giá, chính sách giá cước di động ưu đãi cho sinh viên.
Cùng với việc tài trợ học bổng cho các thủ khoa và sinh viên vượt khó, trong dịp này VNPT Hà Nội còn dành riêng cho sinh viên toàn Học viện một chương trình ưu đãi lớn khi đăng ký dung dịch vụ VinaPhone. Các em sẽ được giảm giá khi mua sim đồng thời được tặng tiền vào tài khoản trong suốt 4 năm học vv….
Chương trình “Chào Sinh viên PTIT 2013” do Học viện phối hợp với VinaPhone và VNPT Hà Nội tổ chức đã thành công tốt đẹp thu hút đông đảo sinh viên và các thầy cô tham dự.

Quảng Nam khẩn trương khôi phục TTLL sau cơn bão số 11

Quảng Nam khẩn trương khôi phục TTLL sau cơn bão số 11

Ngay khi nhận được thông tin về cơn bão số 11, VNPT Quảng Nam đã gấp rút chỉ đạo các đơn vị cơ sở chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực, phân công trực chỉ huy và ứng cứu thông tin 24/24 trước, trong và sau khi cơn bão số 11 đi qua.
Mưa bão ngập nước các tuyến đường
Rút kinh nghiệm là địa phương thường xuyên có bão lụt vào mùa mưa, VNPT Quảng Nam đã triển khai các biện pháp PCBL, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị gia cố cột cáp, trụ anten, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, kỹ thuật để ứng cứu kịp thời, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Từ tối ngày 14 đến trưa 15/10, Ban PCBL của đơn vị đã túc trực, chỉ đạo các cơ sở trực thuộc kịp thời ứng cứu TTLL, đảm bảo máy nổ cho các trạm BTS phục vụ tốt việc chỉ đạo, điều hành ứng cứu của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh.
Mặc dù đã chuẩn bị phòng ngừa từ trước, song do sức tàn phá của cơn bão số 11 quá mạnh đã gây nhiều thiệt hại về tài sản của VNPT Quảng Nam.
Theo thống kê sơ bộ, mạng truyền dẫn của VNPT Quảng Nam đã bị đứt 46 tuyến cáp quang, song đơn vị đã huy động toàn bộ lực lượng ứng cứu, xử lý. Hiện còn lại 06 tuyến hiện chưa khắc phục được vì nhiều nguyên nhân: nước ngập lụt lớn, đường xá hư hỏng nặng, sạt lở và cây đổ ngổn ngang chưa thông đường được.
Đối với hệ thống mạng di động Vinaphone, ban đầu có tới 50% số trạm BTS bị mất liên lạc, xong đơn vị đã khẩn trương khắc phục ngay được gần 90 trạm, tính đến trưa 16/10 còn lại 64 trạm BTS vẫn đang nằm trong khu vực bị ngập nước, đường xá sạt lở, chưa thông, lại không thể ứng cứu máy nổ kịp.
Cổng vào Trạm VT ở thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc
Hướng cáp quang đến các huyện miền núi Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My bị đứt gây mất thông tin trong sáng 15/10; các huyện Đông Giang, Tây Giang từ sáng 15 đến 10h00 hôm nay 16/10, vì ngay sau đó đã được đơn vị kịp thời hàn nối, khôi phục TTLL. 
Trước hậu quả nặng nề của cơn bão số 11, VNPT Quảng Nam đã và đang khẩn trương dốc toàn lực để khắc phục, đảm bảo an toàn về người và thiết bị TTLL. Ban Giám đốc và các phòng chức năng của đơn vị đã trực tiếp xuống các cơ sở để phối hợp và hỗ trợ cả về vật lực và động viên kịp thời tinh thần khắc phục, ứng cứu thông tin của CBCNV, nhằm đảm bảo TTLL được khôi phục hoàn toàn trong thời gian sớm nhất.
 Hồng Vũ

Cảnh báo việc kẻ gian mạo danh nhắc nợ cước viễn thông của VNPT Tp.HCM

VNPT Tp.HCM cảnh báo việc kẻ gian mạo danh nhắc nợ cước viễn thông
Cập nhật ngày: 16/10/2013
Đây là hành động lừa đảo của kẻ gian, mạo danh VNPT TP.HCM và gây tâm lý bất an cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, vừa nhằm trục lợi, kiếm tiền bất chính từ khách hàng của đơn vị, vừa gây tổn hại tới uy tín thương hiệu VNPT.
Trang tin của doanh nghiệp tại địa chỉ http://hcmtelecom.vn
Gần đây, khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT trên địa bàn Tp.HCM nhận được các cuộc gọi nhắc nợ cước tự động từ các đầu số 0013xxx, 00886xxx, 96111, các số di động (sim rác), hoặc thậm chí giả mạo số 18001090 với nội dung: “Thuê bao của quý khách đang nợ cước với số tiền 8.xxx.000 đồng. Vui lòng thanh toán ngay trong vòng 2 giờ. Nếu không thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, để gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0”.
Qua kiểm tra, VNPT Tp.HCM phát hiện những cuộc gọi trên xuất phát từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP, hoặc từ sim rác để lừa khách hàng gọi vào đầu số 1900xxxxxx. Đây là hành động lừa đảo của kẻ gian, mạo danh VNPT TP.HCM và gây tâm lý bất an cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, vừa nhằm trục lợi, kiếm tiền bất chính từ khách hàng của đơn vị, vừa gây tổn hại tới uy tín thương hiệu VNPT. Hiện VNPT Tp.HCM đang phối hợp cùng cơ quan an ninh triển khai biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật này.
Để tránh rủi ro cho khách hàng mắc lừa kẻ xấu mà gọi lại theo hướng dẫn, bị mất tiền oan, VNPT Tp.HCM đã sớm thông tin rộng rãi khuyến cáo khách hàng khi cần hãy tham khảo tiền cước qua các kênh: Giấy báo cước hàng tháng; Website tra cứu cước http://ebill.hcmtelecom.vn; Tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126. Quý khách không nên sử dụng hoặc tham khảo bất cứ kênh thông tin nào ngoài các kênh trên.
Ngoài ra, VNPT Tp.HCM cũng khuyến khích khách hàng khi nhận được cuộc gọi lừa đảo như nêu trên, vui lòng ghi nhận toàn bộ nội dung câu thông báo nhắc nợ cước của kẻ mạo danh, và báo ngay tổng đài chăm sóc khách hàng (08)800126 để VNPT Tp.HCM kịp thời ngăn chặn các thiệt hại về tinh thần, vật chất và bảo vệ quyền lợi của Quý khách.

C.B

Từ 1/10: Dịch vụ ADSL VNPT - MegaVNN tăng tốc độ, cước không đổi

Từ 1/10: Dịch vụ ADSL VNPT MegaVNN tăng tốc độ, cước không đổi


To_roi_-_KM_T8.2013Tin vui cho khách hàng sử dụng dịch vụ internet MegaVNN của VNPT TP.HCM: từ  ngày 1/10/2013, MegaVNN tăng tốc độ cho các gói cước nhưng vẫn giữ nguyên giá cước. Cụ thể như sau:
Gói cước
Tốc độ truy nhập
Giá cước trọn gói
Tốc độ mới 
Tốc độ cũ
MegaBasic+
3Mbps/512Kbps
2,5Mbps/512Kbps
180.000đ
MegaEasy+
5Mbps/512Kbps
4Mbps/512Kbps
250.000đ
MegaFamily+
6Mbps/640Kbps
5Mbps/512Kbps
350.000đ
MegaMaxi
8Mbps/640Kbps
8Mbps/640Kbps
900.000đ
MegaPro
10Mbps/640Kbps
10Mbps/640Kbps
1.400.000đ
*Giá cước theo lưu lượng vẫn không thay đổi.
*Tốc độ tối thiểu và địa chỉ IP không đổi.
Với tốc độ truy cập mới, khách hàng sẽ thấy hài lòng hơn về chất lượng của dịch vụ internet adsl VNPT - MegaVNN.Tiền cước hàng tháng vẫn không thay đổi mà tốc độ dịch vụ lại nhanh hơn.
Đặc biệt, từ 1/10 - 31/10/2013, khi đăng ký sử dụng dịch vụ ADSL VNPT -MegaVNN của VNPT TP.HCM, khách hàng được tặng cước sử dụng đến 15 tháng, giảm 50% cước đấu nối hòa mạng và được tặng modem ADSL.
Gọi ngay hotline: 091.80.999.08 -0919.716.784 để đăng ký dịch vụ ADSL VNPT- MEgaVNN 

Vừa ra mắt, Cloud VNN đón khách hàng đầu tiên

Ngay trong lễ ra mắt (9/10/2013), đại diện Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) cùng Công ty Sao Bắc Đẩu đã kí kết hợp đồng với khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ Cloud VNN là Tổng Công ty CP Bảo Minh.

VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Ông Nguyễn Hồng Minh - Thứ trưởng Bộ TT&TT cùng đại diện các bên nhấn nút khởi động dịch vụ Cloud VNN, đánh dấu bước ngoặt trong cung cấp các dịch vụ IT cho doanh nghiệp VN theo mô hình tiên tiến của thế giới.
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
(Từ trái sang phải) Ông Trần Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Sao Bắc Đẩu, ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc VDC kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ Cloud VNN với đại diện Tổng Công ty CP Bảo Minh.
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Đại diện Bảo Minh bày tỏ vui mừng khi công ty bảo hiểm phi nhân thọ này trở thành khách hàng đầu tiên đăng kí sử dụng Cloud VNN mới ra mắt của VDC
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Cloud VNN là kết quả hợp tác giữa Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) và Công ty Sao Bắc Đẩu, trên nền tẳng công nghệ Điện toán đám mây (Cloud) của Cisco.
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Cloud VNN có 8 ưu điểm vượt trội, là giải pháp cho các vấn đề CNTT nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải, tạo cơ hội các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn.
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Hạ tầng dịch vụ đặt tại trung tâm dữ liệu của VDC được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng bảo mật đa lớp, từ lớp vật lý đến lớp ảo hóa. (Ảnh minh họa)
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Lễ ra mắt Cloud VNN cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng là các tổ chức, doanh nghiệp.
VDC, đối tác, giải pháp,  Cloud VNN, Bảo Minh
Ông Trần Việt Hưng - Phó Giám đốc Công ty VDC (thứ 2 bìa trái) khẳng định VDC cùng các đối tác sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
B. An - M.Tuấn

VDC nhập cuộc đua ‘lên mây’

VDC nhập cuộc đua ‘lên mây’

Đưa dữ liệu lên mây tháng 4/2012, đến 2013 VDC quyết định đầu tư hạ tầng điện toán đám mây (ĐTĐM) và cung cấp dịch vụ ra thị trường. Đây được xem là bước đi chiến lược của riêng VDC, cũng là mốc son ‘rộng cửa’ với giới kinh doanh CNTT. 

Ông Trần Việt Hưng, PGĐ công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC đã trao đổi thêm về câu chuyện thú vị này. 
Cloud VNN, VDC, Sao Bắc Đẩu, Cisco, ĐTĐM IaaS, PaaS, SaaS, XaaS, đám mây, điện toán
Ông Trần Việt Hưng, PGĐ công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC
ĐTĐM mở cơ hội khởi nghiệp kinh doanh 
- Ông có thể cho biết xu hướng ĐTĐM trong năm 2013? 
Trên thế giới, các ứng dụng, dịch vụ trên hạ tầng ĐTĐM đã phát triển được hơn 5 năm. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, việc sử dụng dịch vụ trên nền ĐTĐM là phổ biến vì sự tiết kiệm chi phí, không phải đầu tư, có thể ngừng sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào.

Xu hướng ĐTĐM đã lan đến châu Á. Vài năm trở lại đây, các nhà cung cấp dịch vụ (CCDV) viễn thông lớn như Singtel, KDDI hay các nhà cung cấp thiết bị hạ tầng viễn thông như Cisco, Huawei đang tập trung vào việc phát triển các dịch vụ điện toán đám mây. Các tập đoàn lớn như Amazon, IMB, Microsoft cũng đang trong cuộc đua lên mây để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Cloud VNN, VDC, Sao Bắc Đẩu, Cisco, ĐTĐM IaaS, PaaS, SaaS, XaaS, đám mây, điện toán

ĐTĐM theo chân các Công ty đa quốc gia này tới Việt Nam. Vì lợi ích của ĐTĐM là rõ ràng, trong những năm sắp tới, các doanh nghiệp, các tổ chức sẽ sử dụng dịch vụ này nhiều hơn, các dịch vụ mới trên các tầng ĐTĐM sẽ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Ông có thể nói rõ hơn về lợi ích của ĐTĐM? ĐTĐM liệu có mang đến những một cơ hội khởi nghiệp kinh doanh mới?
ĐTĐM giúp DN trở bên hiệu suất, có tính cạnh tranh và linh hoạt hơn khi mở rộng sang các thị trường mới.
Mặt khác, các dịch vụ trên nền ĐTĐM đang là một xu hướng phát triển của lĩnh vực CNTT trên thế giới. Lợi ích và ứng dụng của ĐTĐM, các dịch vụ phát triển trên nền ĐTĐM cùng với sự phát triển của dịch vụ băng rộng 3G (và 4G tại một số nước) chắc chắn sẽ tạo ra một thế hệ người dùng di động sử dụng các thiết bị có kết nối internet...

Cơ hội kinh doanh sẽ mở ra cho tất cả DN hoặc cá nhân có ý tưởng kinh doanh tận dụng được hạ tầng ĐTĐM với chi phí khởi tạo, chi phí hoạt động thấp mà không cần phải đầu tư hạ tầng CNTT.

Thời gian qua, chúng ta đã thấy nhiều DN CNTT khởi nghiệp, với ĐTĐM, sẽ còn thấy nhiều hơn. Sẽ có những DN khởi nghiệp thành công với chỉ một chiếc laptop và tất nhiên là đi kèm với một khao khát sáng tạo ra những sản phẩm mới, dịch vụ mới...

Cloud VNN - “trái ngọt” của 3 ông lớn công nghệ
- Từ việc cung cấp dịch vụ Sao lưu dữ liệu trên nền ĐTĐM V-Back up tháng 4/2012 tới cung cấp dịch vụ ĐTĐM Cloud VNN tháng 10/2013, VDC đã tiến một bước khá dài. Ông có thể tiết lộ về quá trình chuẩn bị cho bước tiến này?
VDC hợp tác với Sao Bắc Đẩu để xây dựng hạ tầng dịch vụ với sự hỗ trợ về công nghệ và quy trình từ Cisco. Hợp tác này đã diễn ra từ một năm trước, khi các bên bắt đầu ngồi với nhau để xây dựng mô hình hợp tác.

Dựa vào lợi thế của các bên, VDC, Sao Bắc Đẩu đã cùng Cisco đặt nhiều tâm huyết và nỗ lực để cùng đưa ra dịch vụ này.

Sao Bắc Đẩu phụ trách thiết kế và đầu tư hạ tầng dịch vụ với công nghệ và quy trình theo tiêu chuẩn của Cisco - nhà cung cấp thiết bị và công nghệ ĐTĐM dẫn đầu hiện nay. VNPT/VDC có cơ sở hạ tầng viễn thông bao phủ toàn quốc và kết nối nhiều hướng đi quốc tế và có chiến lược phát triển mạnh các dịch vụ trên nền điện toán đám mây.

Với nền tảng năng lực của các bên hợp tác mạnh như vậy, VDC tin rằng có thể đưa các dịch vụ trên nền ĐTĐM đi xa hơn, phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng.

- Trước VDC, Việt Nam đã có 8 nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM, vậy khi tham gia thị trường, lợi thế của VDC là gì, thưa ông?
Dịch vụ Cloud VNN không thể thiếu kết nối Internet và VPN. VDC /VNPT có lợi thế là nhà CCDV Internet, VPN lớn tại Việt Nam. Hiện VDC đang có tổng dung lượng băng thông quốc tế 200 Gbps, mạng trục trong nước 150 Gbps. Với hạ tầng mạng lưới bao phủ toàn quốc mạnh mẽ, chất lượng dịch vụ ổn định như vậy, VDC có thể cung cấp dịch vụ Cloud VNN cho khách hàng tại bất cứ nơi đâu.

Đội ngũ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ kỹ thuật 24x7 có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Cloud VNN, VDC, Sao Bắc Đẩu, Cisco, ĐTĐM IaaS, PaaS, SaaS, XaaS, đám mây, điện toán

Uy tín, kinh nghiệm, hạ tầng công nghệ hiện đại của VDC và các đối tác cũng là thế mạnh tạo ra niềm tin cho khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ CloudVNN vận hành thông suốt với tính sẵn sàng và mức độ bảo mật cao.

- Điều mà khách hàng luôn quan tâm là lợi ích họ nhận được khi sử dụng dịch vụ sản phẩm. Ông có thể cho biết lợi ích khách hàng nhận được khi họ sử dụng dịch vụ CloudVNN? 

Khi thiết kế ra sản phẩm mới, điều đầu tiên chúng tôi hướng tới là lợi ích của khách hàng. CloudVNN sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí về hạ tầng CNTT khi chuyển chi phí đầu tư thành chi phí sử dụng định kỳ; tiết kiệm về thời gian khi nâng cấp, hạ cấp máy chủ ảo nhanh chóng và giữ an toàn dữ liệu khách hàng với độ cân bằng tải cao…

VDC đã cung cấp thử nghiệm dịch vụ trong tháng 9/2013. Kết quả thu được rất khả quan khi đa phần, khách hàng thích thú với loại hình dịch vụ này và có những phản hồi tốt về độ ổn định của dịch vụ, cài đặt nhanh chóng, sử dụng được ngay.

Sau khi chính thức cung cấp dịch vụ, VDC sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm tăng thêm các tính năng dịch vụ, cam kết chất lượng, đa dạng hóa các gói dịch vụ cho khác hàng. VDC đang xây dựng 2 DC mới tại Hà Nội và HCM. 2 DC này sẽ được thiết kế cho phát triển theo hướng Cloud DC. Với Cloud DC, VDC sẽ phát triển tất cả các lớp dịch vụ trên nền ĐTĐM IaaS, PaaS, SaaS, XaaS.

- Xin cảm ơn ông!
Huyền My(thực hiện)

 

Đăng ký ngay!