VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

Danh sách số đẹp Vinaphone trả sau 088

Vinaphone 088 số ngày sinh, số phong thủy, số cặp.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Các gói cước Vinaphone trả sau 088

Các gói cước Vinaphone trả sau 088 được thiết kế riêng cho những người luôn bắt nhịp xu hướng và dẫn dắt trào lưu, năng động và sành điệu.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Chương trình khuyến mãi MegaVNN

Tặng cước sử dụng, tặng phí hòa mạng, trang bị modem, modem Wifi.

cáp quang VNPT - Khuyến mãi trang thiết bị khủng

2013-05-27 19:07

Cáp quang VNPT

Khuyến mãi trang thiết bị khủng

Hotline đăng ký cáp quang VNPT: 0919302070

 VNPT TP.Hồ Chí Minh khuyến mãi đặt biệt cho thuê bao hoà mạng mới dịch vụ mạng Cáp quang VNPT (FiberVNN/FTTH), giảm 50-100% phí lắp đặt, giảm 35% giá cước, tặng IP tĩnh, thiết bị Draytek Vigor và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Thời gian khuyến mãi: 20-05-2015 đến hết ngày 20-06-2013

  • Phí lắp đặt  :  Giảm từ 80% – 100% phí lắp đặt (440.000đ đến miễn phí)
  • Tặng 30% – 35% cước sử dụng trong 24 tháng liên tiếp
  • Tặng 100% cước sử dụng IP Tĩnh (gói F1->F6)
  • Cung cấp trang thiết bị DrayTekVigor 2920 (gói F1->F6)
  • Tặng số điện thoại bàn số đẹp trị giá 3.000.000 VNĐ (góiF1->F6)
  • Tặng card điện thoại 200-500K 

Nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với khách hàng thanh toán trả trước : 

Trả trước 6 tháng   : Miễn phí hòa mạng , tặng 1 tháng cước 
Trả trước 12 tháng : Miễn phí hòa mạng , tặng 2 tháng cước , hỗ trợ lắp đặt nhanh trong ngày 

Vui lòng liên hệ 0919302070 để được nhân viên tư vấn và làm hợp đồng tận nơi  

 Thủ tục đơn giản, nhanh chóng - triển khai siêu tốc 

Cáp quang VNPT gói 12 Mbps (F2H) giá rẽ dành cho hộ gia đình

2013-06-23 22:14

Khuyến mãi cáp quang VNPT dành cho hộ gia đình (F2H - 12Mbps)

VNPT ra mắt gói cước cáp quang giá rẻ dành cho cá nhân và hộ gia đình. Băng thông lên đến 12 Mbps. Là gói cước phù hợp với gia đình có 5-10 máy tính muốn sử dụng Internet Cáp quang. Tốc độ cao, kết nối ổn định là ưu điểm của gói cước cáp quang 12Mbps này.
Chi tiết khuyến mãi gói cáp quang F2H - 12mbps

F2H (12M/12M): Chi phí lắp đặt và cước sử dụng hàng tháng:

  • Đối với khách hàng không cam kết tời gian sử dụng:
- Phí hòa mạng: 1.000.000 đ
- Giá cước: 650.000 đ
  • Đối với khách hàng cam kết tời gian sử dụng 15 tháng
- Phí hòa mạng: 550.000 đ
- Giá cước: Giảm 20% còn 520.000 đ/ tháng
- Khách hàng trả trước 3 tháng: miễn phí hòa mạng
- Khách hàng trả trước 6 tháng: miễn phí hòa mạng + tặng 1 tháng cước sử dụng
- Khách hàng trả trước 12 tháng: miễn phí hòa mạng + tặng 2 tháng cước sử dụng
  • Đối với khách hàng cam kết tời gian sử dụng 24 tháng
- Phí hòa mạng: 550.000 đ
- Giá cước: Giảm 25% còn 487.500 đ/ tháng
- Khách hàng trả trước 3 tháng: miễn phí hòa mạng
- Khách hàng trả trước 6 tháng: miễn phí hòa mạng + tặng 1 tháng cước sử dụng

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hot line : 0919.302070 để biết thêm chi tiết.

Cáp quang là gì? Đầu nối quang là gì | Các chủng loại cáp quang và đầu nối quang

Cáp quang là gì? Đầu nối quang là gì | Các chủng loại cáp quang và đầu nối quang

Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa.

Ngày nay, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi, học tập, mua sắm, giải trí dễ dàng, nhanh chóng. Các ứng dụng, dịch vụ trên Internet cũng ngày càng phát triển theo, điều này đòi hỏi tốc độ, băng thông kết nối Internet cao và cáp quang trở thành lựa chọn số một – FTTH (Fiber To Home) là một điển hình. FTTH đáp ứng các dịch vụ luôn đòi hỏi mạng kết nối tốc độ cao như IPTV, hội nghị truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP Camera…
Trước đây, cáp quang chỉ dùng để kết nối các đường trục chính của quốc gia, nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp lớn vì chi phí khá cao. Nhưng hiện nay, cáp quang được sử dụng khá rộng rãi ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ, các trường đại học và người sử dụng thông thường. Bài viết giới thiệu cơ bản về cáp quang và các đầu nối, giúp bạn đọc hiểu được thông số kỹ thuật trên các tài liệu, thông tin sản phẩm quang.
Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa. Trong khi cáp đồng sử dụng dòng điện để truyền tín hiệu, dễ bị suy hao trong quá trình truyền và có khoảng cách kết nối ngắn hơn.
Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính: lõi (core), lớp phản xạ ánh sáng (cladding), lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating hay còn gọi coating, primary buffer). Core được làm bằng sợi thủy tinh hoặc plastic dùng truyền dẫn ánh sáng. Bao bọc core là cladding – lớp thủy tinh hay plastic – nhằm bảo vệ và phản xạ ánh sáng trở lại core. Primary coating là lớp vỏ nhựa PVC giúp bảo vệ core và cladding không bị bụi, ẩm, trầy xước. Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làm bằng thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic. POF có đường kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng cách ngắn, mạng tốc độ thấp. Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp quang GOF ghi các thông số 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là đường kính của core/cladding; còn primary coating có đường kính mặc định là 250µm. Hình 1
cap quang
Hình 1
Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo, tính chất của mỗi loại cáp. Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo (strength member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) – tùy theo tài liệu sẽ có tên gọi khác nhau. Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng, thường làm từ các sợi Kevlar. Buffer thường làm bằng nhựa PVC, bảo vệ tránh va đập, ẩm ướt. Lớp bảo vệ ngoài cùng là Jacket. Mỗi loại cáp, tùy theo yêu cầu sử dụng sẽ có thêm các lớp jacket khác nhau. Jacket có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường.
Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt (loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer).
Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong. Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong. Hình 2
cap quang
Hình 2
Tight-buffer thường dùng trong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như cáp điện), giúp dễ lắp đặt khi thi công. Hình 3
cap quang
Hình 3
Trên một số tài liệu, bạn sẽ gặp hai thuật ngữ viết tắt IFC, OSP. IFC (Intrafacility fiber cable) là loại cáp dùng trong nhà, có ít lớp bảo vệ vật lý và việc thi công lắp đặt linh hoạt. OSP (Outside plant cable) là loại cáp dùng ngoài trời, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của nhiệt độ, độ ẩm, bụi… loại cáp này có nhiều lớp bảo vệ.
cap quang
Hình 4
Các tia sáng bên trong cáp quang có hai kiểu truyền dẫn là đơn mốt (Singlemode) và đa mốt (Multimode). Cáp quang Singlemode (SM) có đường kính core khá nhỏ (khoảng 9µm), sử dụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá lớn. SM thường hoạt động ở 2 bước sóng (wavelength) 1310nm, 1550nm. Cáp quang Multimode(MM) có đường kính core lớn hơn SM (khoảng 50µm, 62.5µm). MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser để truyền tia sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm; MM có khoảng cách kết nối và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn SM.


cap quang
Hình 5
MM có hai kiểu truyền: chiết xuất bước (Step index) và chiết xuất liên tục (Graded index). Các tia sáng kiểu Step index truyền theo nhiều hướng khác nhau vì vậy có mức suy hao cao và tốc độ khá chậm. Step index ít phổ biến, thường dùng cho cáp quang POF. Các tia sáng kiểu Graded index truyền dẫn theo đường cong và hội tụ tại một điểm. Do đó Graded index ít suy hao và có tốc độ truyền dẫn cao hơn Step index. Graded index được sử dụng khá phổ biến.
Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang có hai dạng đơn công (simplex) và song công (duplex). Simplex truyền tín hiệu chỉ 1 chiều. Duplex có thể truyền nhận tín hiệu 1 chiều bán song công (half-Duplex) hoặc cả 2 chiều song công toàn phần (full-Duplex) Duplex ở cùng thời điểm tùy theo cách cấu hình.
cap quang
Hình 6
Để đấu nối cáp quang vào bảng đấu dây (patch panel) hoặc vào các cổng vào/ra (input/output) trên các thiết bị truyền nhận quang, người ta thường sử dụng dây nối quang một đầu có sẵn đầu nối (pigtail) hoặc cả hai đầu có sẵn đầu nối (pathcord).
cap quang
Hình 7
Hình 8

Một số loại cáp quang:

Ribbon: cáp quang dạng ruy-băng, chứa nhiều sợi quang bên trong.Hình 9
Zipcord: hai sợi quang có vỏ ngoài liền nhau (như dây điện). Hình 10
cap quang
Hình 9
Hình 10
Bất kỳ giao tiếp quang nào cũng bao gồm 3 thành phần: nguồn phát, vật truyền dẫn trung gian (cáp quang) và nguồn thu. Nguồn phát sẽ chuyển đổi tín hiệu điện tử thành ánh sáng và truyền dẫn qua cáp quang. Nguồn thu chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử. Có hai loại nguồn phát là laser và LED. Laser ít tán sắc, cho phép truyền dẫn dữ liệu tốc độ nhanh, khoảng cách xa (trên 20km), dùng được cho cả Singlemode và Multimode nhưng chi phí cao, khó sử dụng. LED tán sắc nhiều, truyền dẫn tốc độ chậm hơn, bù lại chi phí thấp, dễ sử dụng, thường dùng cho cáp quang Multimode. LED dùng cho hệ thống có khoảng cách ngắn hơn, có thể sử dụng cho cả sợi quang thủy tinh, sợi quang plastic.

Các thông số quang cần quan tâm

Suy hao quang (Optical loss): lượng công suất quang (optical power) mất trong suốt quá trình truyền dẫn qua cáp quang, điểm ghép nối. Ký hiệu dB.
Suy hao phản xạ (Optical Return loss): ánh sáng bị phản xạ tại các điểm ghép nối, đầu nối quang.

Suy hao tiếp xúc (Insertion loss):
 giảm công suất quang ở hai đầu ghép nối. Giá trị thông thường từ 0,2dB – 0,5dB.
Suy hao (Attenuation): mức suy giảm công suất quang trong suốt quá trình truyền dẫn trên một khoảng cách xác định. Ký hiệu dB/km. Ví dụ, với cáp quang Multimode ở bước sóng 850nm suy giảm 3dB/km, trong khi ở bước sóng 1300nm chỉ suy giảm 1dB/km. Cáp quang Singlemode: suy giảm 0,4dB/km ở 1310nm, 0,3dB/km ở 1550nm. Đầu nối (connector) suy giảm 0,5dB/cặp đấu nối. Điểm ghép nối (splice) suy giảm 0,2 dB/điểm.
Bước sóng (Wavelength): là chu kỳ di chuyển của sóng điện từ. Ký hiệu nm (nanometer). Ánh sáng chúng ta nhìn thấy được có wavelength từ 400nm đến 700nm (màu tím đến màu đỏ). Cáp quang sử dụng ánh sáng nằm trong vùng hồng ngoại có wavelength lớn hơn wavelength mà ta nhìn thấy – trong khoảng 850nm, 1300nm và 1550nm. Các bước sóng truyền dẫn quang được xác định dựa trên hai yếu tố nhằm khắc phục tình trạng suy hao do năng lượng và vật liệu truyền dẫn: các bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại và các bước sóng không nằm trong vùng hấp thu, cản trở năng lượng ánh sáng truyền dẫn (absorption) do tạp chất lẫn trong cáp quang từ quá trình sản xuất
cap quang
Hình 11
Vậy vì sao chúng ta không sử dụng các bước sóng dài hơn? Bước sóng hồng ngoại là sự chuyển tiếp giữa ánh sáng và nhiệt. Bước sóng dài hơn, nhiệt xung quang càng nóng hơn, tín hiệu nhiễu loạn nhiều hơn. Do đó, thường POF có bước sóng 650nm, 850nm. GOF với Multimode hoạt động ở 850nm và 1300nm, Singlemode ở 1310nm, 1550nm. Giữa hai bước sóng 1300nm và 1310nm không khác biệt nhau, chỉ là cách qui ước để phân biệt sử dụng cáp quang Singlemode hay Multimode.
Đầu nối quang: gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC… Nhưng có hai thành phần bạn cần quan tâm, đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC…và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.
SC (subscriber connector), ST (straight tip), FC (fiber connector) là các kiểu đầu nối quang có dạng hình vuông, hình tròn…
cap quang
Hình 12
Bên trong đầu nối là ferrule, giúp bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule được làm bằng thủy tinh, kim loại, plastic hoặc gốm (ceramic) – trong đó chất liệu gốm là tốt nhất.
cap quang
Hình 13
Đỉnh của ferrule được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC (Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact), giúp đảm bảo chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất.
cap quang
Hình 14
Dạng PC được vạt cong, sử dụng với các kiểu đầu nối FC, SC, ST. PC, có giá trị suy hao phản xạ (optical return loss) là 40dB. Vì giá trị này khá cao, nên đã thúc đẩy các nhà sản xuất tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tốt hơn. UPC là giải pháp tiếp theo, nó cũng được vạt cong như PC nhưng giảm return loss hơn. UPC có giá trị return loss 50dB. UPC dùng với các đầu nối FC, SC, ST, DIN, E2000. APC được vạt chéo 8 độ­­, loại bỏ hầu hết sự phản xạ ở điểm ghép nối và có giá trị return loss 60dB. Bạn nên lưu ý là khi đọc các thông số kỹ thuật quang đề cập mức suy hao có thể làm bạn dễ hiểu sai về dấu “+” và “-“. Chẳng hạn, với kết quả tính toán, đo đạc mức độ suy hao là -40dB. Trên thông số kỹ thuật có thể viết giá trị suy hao (loss values) là 40dB hoặc số đo mức phản xạ là -40dB hay độ lợi (gain) là -40dB. Tất cả đều như nhau, do đó bạn cần chú ý cách viết để tránh hiểu sai.
Hiện nay, giá thành cáp quang và các phụ kiện quang đã thấp hơn so với cách nay vài năm. Cùng với việc ứng dụng nhiều giải pháp như IP Camera, VoIP, Hội nghị truyền hình qua mạng, kết nối mạng gigabit giữa các tòa nhà, văn phòng, xưởng sản xuất; cáp quang dần trở thành lựa chọn số một cho việc triển khai hạ tầng mạng đòi hỏi nhiều băng thông và tốc độ cao.

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục đăng ký lắp đặt internet VNPT, thời gian thi công, thủ tục chuyển địa điểm, khôi phục, tạm ngưng dịch vụ internet VNPT


I. YÊU CẦU ĐẶT MỚI MẠNG VNPT

1. Đối với cá nhân người Việt Nam

o Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh (CMTND, hộ chiếu còn hạn sử dụng, CMT Công an, CMT Quân đội, thẻ Đảng, giấy phép lái xe…).o Khách hàng ngoại tỉnh khi đăng ký dịch vụ cần xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh. Dịch vụ được cung cấp là MegaVNN Easy. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ MegaVNN tốc độ cao cần xuất trình thêm: Giấy tờ sở hữu nhà/đất, chủ quyền nhà đất… có xác nhận của chính quyền hoặc giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng có hợp động lao động từ 3 năm trở lên.


2. Đối với cá nhân người nước ngoài:


o Khách hàng xuất trình hộ chiếu còn hạn sử dụng. Xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam nơi công tác hoặc xác nhận của Đại sứ quán; hoặc Giấy phép lưu trú tại địa phương do cơ quan có thẩm quyền cấp (thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú …).


3. Đối với pháp nhân:


o Pháp nhân Việt nam: Chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu hợp pháp.
o Khách hàng là cơ quan, doanh nghiệp ngoại tỉnh đặt trụ sở tại Hà Nội cần xuất trình một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Hợp đồng thuê nhà đất, Quyết định cấp nhà đất, chủ quyền nhà đất… tại địa chỉ đặt máy, kèm theo Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông có dấu và chữ ký của lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp.
o Các tổ chức không thuộc nhà nước, văn phòng đại diện nước ngoài, tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt nam: Giấy phép hoạt động và Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt nam.
o Trường hợp khách hàng lắp đặt MegaVNN không phải chủ hợp đồng điện thoại, khách hàng cần ký giấy cam kết theo mẫu có sẵn.
o Cung cấp các thông tin sau cho giao dịch viên: Tên truy nhập, tốc độ sử dụng, địa chỉ lắp đặt, địa chỉ CMT/Hộ khẩu, địa chỉ thanh toán cước/địa chỉ giao dịch (nếu khác địa chỉ CMT/Hộ khẩu), hình thức thanh toán cước, hình thức nhận bản kê cước phí hàng tháng, số điện thoại liên hệ.
o Ký Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
o Nộp phí hòa mạng – Xem bảng cước
o Viễn thông Hà Nội sẽ liên hệ lắp đặt dịch vụ tại địa chỉ khách hàng yêu cầu.

II. YÊU CẦU TẠM NGỪNG KHÔI PHỤC MẠNG VNPT

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Đối với khách hàng ra đăng ký dịch vụ không phải là chính chủ hợp đồng: cần xuất trình giấy tờ xác nhận nhân thân của chủ hợp đồng, giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh của bản thân người ra đăng ký dịch vụ, hợp đồng sử dụng dịch vụ. Không cần giấy ủy quyền. Khách hàng có thể ký thay chủ hợp đồng vào phiếu yêu cầu dịch vụ.
Ø Đối với cơ quan, doanh nghiệp, người được ủy quyền ra đăng ký dịch vụ chỉ cần mang theo phiếu yêu cầu sử dụng dịch vụ có đóng dấu và chữ ký của chủ doanh nghiệp. Không cần xuất trình giấy giới thiệu, không cần xuất trình hợp đồng cũ.
Ø Yêu cầu tạm ngừng sẽ được thực hiện trong vòng 1 giờ kể từ khi VTHN tiếp nhận yêu cầu.
Ø Giá cước thuê bao trong thời gian tạm ngừng thu theo quy định hiện hành của Viễn thông Hà Nội

III. YÊU CẦU SANG TÊN HỢP ĐỒNG MẠNG VNPT

Ø Đại diện chủ hợp đồng mới và chủ hợp đồng đang sử dụng xuất trình đầy đủ các yêu cầu về tư cách cá nhân hoặc pháp nhân .
Ø Chủ hợp đồng cũ xuất trình xác nhận thanh toán cước phí (đến tháng gần nhất) đối với Account sang tên.
Ø Chủ hợp đồng cũ và chủ hợp đồng mới cung cấp thông tin cho giao dịch viên và ký vào 01 bản Yêu cầu sang tên, chuyển quyền sử dụng dịch vụ viễn thông
Ø Chủ hợp đồng cũ ký lại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet với tên Account cũ hoặc tên Account mới, cam kết thanh toán cước phát sinh của account sau thời điểm sang tên.
Ø Trong trường hợp chủ thuê bao mới sau khi sang tên không cùng chủ với thuê bao điện thoại: Chủ thuê bao mới của dịch vụ MegaVNN cần ký giấy cam kết (theo mẫu quy định

IV. YÊU CẦU CHUYỂN DỊCH INTERNET VNPT

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Đối với khách hàng ra đăng ký dịch vụ không phải là chính chủ hợp đồng: cần xuất trình giấy tờ xác nhận nhân thân của chủ hợp đồng, giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh của bản thân người ra đăng ký dịch vụ, hợp đồng sử dụng dịch vụ. Không cần giấy ủy quyền. Khách hàng có thể ký thay chủ hợp đồng vào phiếu yêu cầu dịch vụ.
Ø Khách hàng cung cấp thông tin cho giao dịch viên và ký Yêu cầu chuyển dịch, thay đổi sử dụng dịch vụ viễn thông.
Ø Nộp phí theo quy định.
Ø Trường hợp chuyển dịch MegaVNN đến đường điện thoại không cùng chủ, khách hàng ký cam kết theo mẫu qui định

V. YÊU CẦU THÁO HỦY

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu hủy hợp đồng cung cấp, sử dụng dịch vụ
Ø Tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng sau khi thanh toán toàn bộ cước phí của Account

VI. YÊU CẦU CẤP MỚI MẬT KHẨU

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu biến động dịch vụ
Ø Yêu cầu đổi tên sẽ được thực hiện trong vòng 01 giờ kể từ khi tiếp nhận

VII. YÊU CẦU ĐỔI TÊN ACCOUNT

Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu biến động dịch vụ.
Ø Yêu cầu đổi tên sẽ được thực hiện trong vòng 01 giờ kể từ khi tiếp nhận

Cáp quang là gì?


Cáp quang là gì?

Cáp quang là gì?

Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu.

Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn.

Cấu tạo cáp quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
  • Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
  • Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
  • Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
  • Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là Cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.

Phân loại cáp quang

Phân loại Cáp quang: Gồm hai loại chính:

Multimode (đa mode)

  • Multimode stepped index (chiết xuất bước): Lõi lớn (100 micron), các tia tạo xung ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-zag… tại điểm đến sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ, vì vậy xung dễ bị méo dạng.
  • Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ trong ra ngoài cladding. Các tia gần trục truyền chậm hơn các tia gần cladding. Các tia theo đường cong thay vì zig-zag. Các chùm tia tại điểm hội tụ, vì vậy xung ít bị méo dạng.

Single mode (đơn mode)

Lõi nhỏ (8 micron hay nhỏ hơn), hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra cladding ít hơn multimode. Các tia truyền theo phương song song trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng.

Đặc điểm cáp quang

  • Phát: Một điốt phát sáng (LED) hoặc laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang.
  • Nhận: sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data.
  • Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm.
  • Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km.
  • Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định
  • Cáp quang và các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng

Ứng dụng cáp quang

Multimode

Sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn, bao gồm:
  • Step index: dùng cho khoảng cách ngắn, phổ biến trong các đèn soi trong
  • Graded index: thường dùng trong các mạng LAN

Single mode

Dùng cho khoảng cách xa hàng nghìn km, phổ biến trong các mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp.đường kính 8um,truyền xa hàng trăm km mà không cần khuếch đại

Ưu điểm cáp quang

  • Mỏng hơn - Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
  • Dung lượng tải cao hơn - Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn.
  • Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.
  • Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.
  • Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
  • Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính.
  • Không cháy - Vì không có điện xuyên qua Cáp quang, vì vậy không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra.

Nhược điểm cáp quang

  • Nối cáp khó khăn, dây cáp dẫn càng thẳng càng tốt.
  • Chi phí - Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối cao hơn so với cáp đồng.

FTTH là gì? Internet cáp quang là gì? | Tìm hiểu về hệ thống internet cáp quang

FTTH là gì? Internet cáp quang là gì? | Tìm hiểu về hệ thống internet cáp quang

Internet cáp quang (FTTH)

Internet cáp quang (FTTH) là dịch vụ viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV. Bằng cách triển khai cáp quang đến tận nhà khách hàng, tốc độ mạng sẽ nhờ vậy mà tăng lên gấp bội phần.

1. Vậy Internet cáp quang là gì, FTTH là gì

Internet cáp quang là cách gọi khác của FTTHFTTH là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Fiber-To-The-Home. Là dịch vụ truy cập Internet hiện đại nhất với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao. Mạng cáp quang được đưa đến địa chỉ thuê bao giúp khách hàng sử dụng được đa dịch vụ trên mạng viễn thông chất lượng cao, kể cả dịch vụ truyền hình giải trí.

2. Ưu điểm của FTTH

  • Đường truyền có tốc độ ổn định; tốc độ truy cập Internet cao.
  • Không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp.
  • An toàn cho thiết bị, không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.
  • Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

3. So sánh ADSL với FTTH

Tốc độ upload của FTTH vượt qua ngưỡng của chuẩn ADSL2+ (1Mbps) hiện tại và có thể ngang bằng với tốc độ download. Vì vậy thích hợp với việc truyền tải dữ liệu theo chiều từ trong mạng khách hàng ra ngoài internet. Độ ổn định và tuổi thọ cao hơn dịch vụ ADSL do không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường; Khả năng nâng cấp tốc độ (download/upload) dễ dàng.
Bên cạnh các ứng dụng như ADSL, FTTH còn có thể cung cấp Triple Play Services (dữ liệu, truyền hình, thoại), với ưu thế băng thông vượt trội, FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao (HDTV) yêu cầu băng thông lên đến vài chục Mbps, trong khi ADSL không đáp ứng được. Độ ổn định ngang bằng như dịch vụ internet kênh thuê riêng Leased-line nhưng chi phí thuê bao hàng tháng thấp hơn vài chục lần.

Sự cố mất kết nối Internet - cách khắc phục

Sự cố mất kết nối Internet - cách khắc phục
2013-06-03 20:32

Sự cố mất kết nối Internet

Chào các bạn, hiện nay đa số ở nhà chúng ta đều có 1 đường truyền internet ADSL/ FTTx, có thể nói internet càng ngày càng quan trọng trong cuộc sống mỗi người và hiện tại thì công nghệ ADSL và sau này là FTTx đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của 1 người sử dụng internet bình thường. Trong quá trình sử dụng thì những lúc đường truyền bị mất kết nối hoặc truy cập chập chờn là khó tránh khỏi mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì rất nhiều.

Dưới đây là 1 chút ít kinh nghiệm mình đúc kết được trong quá trình làm việc về xử lý sự cố đường truyền internet, mình xin tổng hợp lại những nguyên nhân đơn giản nhất và cách khắc phục khi bạn gặp phải lỗi 404 trên trình duyệt :happy:. các bạn có thể tham khảo và dựa vào đó để kiểm tra đường truyền nhà mình khi không vào mạng được.

Mất kết nối Internet ADSL

A. Trường hợp 1: Đèn ADSL và internet trên modem vẫn sáng bình thường nhưng không vào mạng được.
- Nguyên nhân:
1. Chưa cắm cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính.
2. Chưa mở công tắt wifi trên laptop.
3. Card mạng trong máy tính bị disable (bị tắt đi).
4. Card mạng bị lỗi.
5. Trình duyệt internet (IE, Firefox, Chrome,…) bị gán proxy.
6. Thiết lập IP tĩnh không đúng trong card mạng.
7. Modem bị treo. (Tắt modem khoảng 5 phút sau đó mở lại)
Cách khắc phục: (tương ứng với từng nguyên nhân như trên).
1. Kiểm tra cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính đã được cắm vào chưa.
2. Kiểm tra công tắc wifi trên laptop đã được mở lên chưa.
3. Cách kiểm tra card mạng có bị disable hay không ta làm như sau:
a) Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP:
Vào Control Panel à Network Connections (hoặc vào Start à Run à gõ lệnh ncpa.cpl) : Nếu có biểu tượng 2 máy tính (Local Area Connection) màu đen thì ta kích chuột phải và chọn Enable để kích hoạt lại card mạng.
b) Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7:
Vào Control Panel à Network and Sharing Centerà Change adapter settings (hoặc vào Startà Run à gõ lệnh ncpa.cpl): Và kiểm tra tương tự như trên máy sử dụng hệ điều hành Windows XP.
4. Nếu biểu tượng card mạng trong máy tính có dấu chéo màu đỏ hoặc dấu chấm than màu vàng hoặc không tìm thấy biểu tượng card mạng thì có thể card mạng đã bị hỏng, thiếu driver và ta nên mang máy đến nơi sửa chữa máy tính để kiểm tra lại card mạng.
5. Cách kiểm tra trình duyệt internet có bị gán proxy hay không:
Mở Internet Explorer (IE) lên: Trên thanh Menu ta vào Tools à Internet Options à chọn thẻConections à Lan settings: Nếu trong mục Proxy sever có dấu tích chọn vào dòng dòng chữ “Use a proxy sever for you Lan” thì ta bỏ chọn đi và bấm OK.
6. Kiểm tra lại thiết lập IP tĩnh trong card mạng và nên để ở chế độ Automatic.
B. Trường hợp 2: Đèn ADSL trên modem sáng bình thường nhưng internet không sáng:
Nguyên nhân:
1. Modem bị treo.
2. Modem mất cấu hình.
Cách khắc phục:
1. Tắt modem khoảng 5 phút sau đó mở lại. Nếu vẫn không vào mạng được ta làm theo cách bên dưới.
2. Gọi tổng đài hỗ trợ để được hướng dẫn cài đặt hoặc mang modem lên chi nhánh gần nhất để KTV cấu hình lại.
Lưu ýKhông mở modem liên tục sẽ dẫn đến bị treo, nên tắt modem vào ban đêm hoặc những lúc không sử dụng.
C. Trường hợp 3: Đèn ADSL và internet trên modem không sáng:
Nguyên nhân:
1. Chưa cắm dây line vào cổng ADSL sau modem.
2. Đứt cáp trong nhà hoặc bên ngoài.
Cách khắc phục:
1. Kiểm tra dây line sau modem đã cắm đúng vào cổng ADSL hoặc cổng line chưa.
2. Kiểm tra kỹ đường cáp trong nhà có bị đứt hay không và nối lại nếu có thể.
3. Gọi tổng đài báo sự cố để được KTV đến hỗ trợ.

Xử lý khi mất kết nối internet cáp quang FTTH (đang cập nhật...)

Hotline đăng ký internet cáp quang FiberVNN/ truyền hình MyTV: 0945.160.260

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản và hay gặp phải nhất, các bạn có thể đóng góp thêm ý kiến của mình nhé.

Cảm ơn các bạn.

Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện

Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện



Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện


Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện sang tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại, thường được ứng dụng trong các hệ thống cần truyền tải dữ liệu tốc độ cao, khoảng cách lớn và đòi hỏi khắt khe về sự ổn định của tính hiệu.

1. Ứng dụng của Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện

Hiện nay, các chuẩn mạng, truyền thông đang hoạt động trên môi trường cáp đồng và có nhược điểm là tốc độ thấp, khoảng cách truyền bị hạn chế, hệ thống hoạt đông không ổn định do dễ bị nhiễu về điện từ,... Do các hạn chế của cáp đồng mà ngày nay cáp quang đã, đang và sẽ là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho cáp đồng, và converter quang - bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị không thể thiếu khi triển khai các hệ thống truyền dữ liệu trên nền cáp quang.

Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện hiện nay có rất nhiều chủng loại, mỗi loại dùng cho mỗi ứng dụng khác nhau tùy theo từng chuẩn tín hiệu. Dưới đây là một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất:
  • Hệ thống mạng nội bộ trên nền cáp quang dùng trong các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy,...
  • Hệ thống truyền dẫn video, hình ảnh, âm thanh đòi hỏi tối độ cao và khoảng cách lớn mà không làm giảm chất lượng của tín hiệu
  • Hệ thống viễn thông, truyền hình
  • Hệ thống truyền thông trong công nghiệp

2. Chủng loại, cách lựa chọn cConverter quang - bộ chuyển đổi quang điện điện phù hợp

Hiện nay đang tồn tại song song hai loại cáp quang là Multimode và Singlemode do vậy bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân ra làm hai loại tương ứng với mỗi loại cáp quang.
  • Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Multimode có khoảng cách truyền tối đa là 2 ~ 5Km tùy từng hãng sản xuất, và thường được sử dụng trong mạng nội bộ của các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy,...
  • Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Singlemode có khoảng cách truyền xa hơn, có thể lên tới 120Km và thường được sử dụng trong ngành viễn thông, truyền hình,... hoặc các ứng dụng đòi hỏi khoảng cách truyền >5Km
Khi triển khai một hệ thống cáp quang có khoảng cách dưới 5Km chúng ta nên sử dụng cáp quang và bộ chuyển đổi quang điện Multimode, và sử dụng cáp quang cũng như bộ chuyển đổi Singlemode khi khoảng cách vượt quá 5Km.

Việc sử dụng không đúng theo khuyến cáo có thể hệ thống sẽ vẫn hoạt động được như độ ổn định không cao do bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Media Converter) có 2 thông số rất quan trọng là công suất phát và độ nhạy, nếu trong phạm vi ngắn mà bạn sử dụng Singlemode thì công suất phát vượt vùng độ nhạy dẫn tới tín hiệu không nhận được và ngược lại đối với khi sử dụng Multimode

Hướng dẫn cấu hình modem TD-W8901G/TD-8816/TD-8817/TD-8840T/TD-8841T hoạt động với kết nối PPPoE

Hướng dẫn cấu hình modem TD-W8901G/TD-8816/TD-8817/TD-8840T/TD-8841T hoạt động với kết nối PPPoE

Hướng dẫn cấu hình modem TD-W8901G/TD-8816/TD-8817/TD-8840T/TD-8841T

Thích Hợp với: Bộ Định Tuyến Modem ADSL2+ Không Dây, Bộ Định Tuyến Modem ADSL2+
Bước 1 Mở trình duyệt web và nhập vào địa chỉ IP của thiết bị trong thanh địa chỉ (mặc định là 192.168.1.1) sau đó nhấn Enter.
Bước 2 Nhập vào tên đăng nhập và mật mã trong trang đăng nhập, tên đăng nhập và mật mã mặc định đều là admin viết thường, sau đó bấm chọn OK để đăng nhập vào thiết bị.
Bước 3 Bấm chọn Quick Start ở phía trên.
Bước 4 Bấm chọn RUN WIZARD và bấm chọn NEXT để cấu hình Router ADSL
                  

Hướng dẫn cấu hình modem TD-W8901G/TD-8816/TD-8817/TD-8840T/TD-8841T
Bước 5 Bạn có thể thay đổi mật mã tài khoản admin bằng cách nhập vào mật mã mới. Nếu bạn không thích thay đổi, nhập vào mật mã mặc định và bấm chọn NEXT.
             
Bước 6 Chọn chính xác Múi giờ và bấm chọn NEXT.
             
Bước 7 Chọn PPPoE/PPPoA và bấm chọn NEXT.
              
Bước 8 Nhập vào Tên đăng nhập và Mật mã được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn. Nhập đúng giá trị VPI và VCIđược cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn. Sau đó nhấn NEXT.
      
Bước 9 Nếu Router ADSL của bạn hỗ trợ chức năng kế nối không dây và bạn muốn kết nối đến thiết bị qua kết nối không dây, vui lòng chọn Access Point Activated và cấu hình bảo mật. Ở đây chúng tôi dùng WPA-PSK, TKIP/AES làm ví dụ. Nhập vào mật mã của bạn và nhấn NEXT.
     
Bước 10 Bấm chọn NEXT và Close để lưu cài đặt.
    
    

Hướng dẫn cấu hình modem TD-W8901G/TD-8816/TD-8817/TD-8840T/TD-8841T

Cài đặt, cấu hình modem TP Link TD-8817 VNPT

Cài đặt, cấu hình modem TP Link TD-8817 VNPT
2013-05-21 13:26

HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH MODEM TP-LINK TD-8817 

1/ Login vào Modem TP-Link TD-8817 

Login vào modem với địa chỉ 192.168.1.1 với username và password cùng là admin

2/ Hướng dẫn cấu hình modem TP-Link TD-8817

Chọn Quick Start 
            Chọn RUN WINZARD 
            Chọn Next để tiếp tục. 
            Chọn Time Zone là GMT+07:00, nhấn Next để tiếp tục. 
Chọn loại kết nối là PPPoE/PPPoA. Nhấn Next để tiếp tục. 
            Nhập username và password truy cập dịch vụ ADSL do SPT cung cấp vớiVPI/VCI là 0/33Connection Type là PPPoE LLC. Chọn Next để tiếp tục. 
            Chọn Next để tiếp tục. 
            Chọn Close để kết thúc. 

3/ Hướng dẫn thay đổi IP Address Modem TP-Link TD-8817 

            Vào Interface Setup, Chọn LAN, thay đổi các thông số cấu hình cần thiết như thiết lập lại IP Address cho Modem, cấu hình dịch vụ DHCP, hoặc gán cố định DNS. Cuối cùng chọn Save để lưu lại các thông số vừa thay đổi.

4/ Xem thông tin trạng thái Modem TP-Link TD-8817 

Vào Status, Chọn Device Info, ta xem được IP Address của modem, trạng tháiDHCP ServerIP WANADSL Mode, tốc độ DownStream/UpStreamSNR Margin.

 5/ Hướng dẫn thay đổi Password login Modem TP-Link TD-8817

             Vào Maintenance, chọn Administration, nhập 2 lần password mới tại New Password và Confirm Password
6/ Hướng dẫn cấu hình Virtual Server cho Modem TP-Link TD-8817 
            Vào Advanced Setup, chọn NAT, chọn phần Virtual Server
            Nhập các thông tin cấu hình vào, chọn Save để lưu lại cấu hình.

Hướng dẫn cấu hình Cân bằng tải (Load Balancing) trên Draytek Vigor2910 series


Hướng dẫn cấu hình Cân bằng tải (Load Balancing) trên Draytek Vigor2910 series

Dòng sản phẩm Vigor2910 cung cấp một giao tiếp WAN thứ 2 có thể cấu hình và hỗ trợ cân bằng tải chiều ra dựa trên chính sách và kết nối chống lỗi trên giao tiếp WAN kép. Ngoại trừ chức năng QoS cho lớp IP nguyên bản, nó cũng hỗ trợ quản lý băng thông hay phiên NAT nhờ đó mà gia tăng băng thông rất hiệu quả.
Dòng sản phẩm Vigor 2910 có 2 chế độ hoạt động là Static or Dynamic IP và PPPoE.
- Chế độ Static or Dynamic IP: do thiết bị ADSL router đứng trước cung cấp mạng (username và password được gắn trên thiết bị này), thiết bị V2910 hay V3300 chỉ đóng vai trò cân bằng tải. Ở chế độ này, gói dữ liệu trong mạng của bạn phải qua 2 lần xử lý (trên router đứng trước và trên thiết bị cân bằng tải).
- Chế độ PPPoE: thiết bị ADSL router đứng trước đóng vai trò Brigde Mode (dùng để đồng bộ tín hiệu ADSL và chuyển môi trường truyền dẫn từ line ADSL RJ-11 sang mạng LAN RJ-45), thiết bị V2910 hay V3300 đóng vai trò định tuyến mạng và cân bằng tải. Khi đó gói dữ liệu của bạn chỉ cần xử lý một lần trên V2910 hay V3300.
Mỗi kiểu cấu hình đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy theo nhu cầu và điều kiện sử dụng, bạn có thể lựa chọn kiểu kết nối cho hệ thống mạng của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 phương thức cấu hình Static or DHCP và PPPoE.
1. Phương thức Static or Dynamic IP:
Chúng ta tìm hiểu ví dụ sau: bạn có thiết bị V2910 và 2 router không hỗ trợ tính năng Brigde, 2 router này đang kết nối mạng thành công và bạn sẽ cấu hình Static hoặc DHCP trên V2910 để chạy Load Balancing. Điểm đáng lưu ý trên phần cấu hình này là IP của 2 router đứng trước V2910 và IP của V2910 phải khác lớp mạng hoặc khác subnet.
- Đầu tiên bạn cần thiết lập 2 router kết nối Internet thành công. Bạn sẽ cho router chạy ở chế độ routing và nhập username và password của nhà cung cấp dịch vụ trên router. Khi bạn cấu hình thành công thì bạn sẽ nhận được IP WAN từ nhà cung cấp dịch vụ.

- Thiết lập Static hoặc DHCP trên V2910 bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào giao diện cấu hình của V2910, vào mục WAN >> Internet Access. Tại WAN 1, chọn Static or Dynamic IP và nhấn nút Details Page.

Bước 2: Trong phần Static or Dynamic IP bạn cấu hình các thông số sau:
- Check vào mục Enable để kích hoạt chức năng.
- Trong phần WAN IP Network Setting: bạn có 2 lựa chọn
  • Obtain an IP address automatically: nếu bạn muốn chạy chế độ DHCP.
  • Specify an IP address: nếu bạn muốn chạy chế độ Static. Trong đó IP Address và Subnet là IP và subnet tương ứng do bạn tự chọn nhưng phải cùng lớp mạng với router kết nối với WAN 1 , Gateway IP Address chính là IP của router kết nối với WAN 1.
WAN Connection Detection: do V2910 không kết nối trực tiếp tới Internet (V2910 không có IP WAN) mà phải thông qua router (router này có IP WAN) để ra Internet nên bạn phải thiết lập cho V2910 ping liên tục ra ngoài để biết được lúc nào WAN 1 không còn hoạt động, khi đó nó sẽ chuyển các gói dữ liệu của các máy tính trong mạng chạy trên đường WAN 2, đồng thời để biết khi nào WAN 1 kết nối lại và cân bằng tải hệ thống mạng của bạn. Bạn chọn chế độ Ping Detect và nhập vào DNS của nhà cung cấp dịch vụ.

* Cấu hình tương tự trên WAN 2 nhưng với kiểu Static thì bạn cần thay đổi mục Specify an IP address thành 1 lớp IP khác.
Ví dụ:

IP Address: 192.168.3.100
Subnet Mask: 255.255.255.0
Gateway IP Address: 192.168.3.1
Ưu điểm
  • 2 router đứng trước không cần hỗ trợ tính năng Brigde.
  • Cấu hình đơn giản trên cả 3 thiết bị nếu bạn biết một số kiến thức mạng cơ bản.
Khuyết điểm:
  • Mạng chậm vì gói dữ liệu cần xử lý 2 lần (trên V2910 và trên router đứng trước V2910).
  • Phải thay đổi IP của 3 thiết bị khác lớp mạng hoặc khác subnet.
  • NAT Port phức tạp (bạn phải NAT 2 lần trên cả 2 thiết bị V2910 và router đứng trước).
2. Phương thức PPPoE:
Chúng ta có ví dụ như sau : bạn có 2 modem/router có hỗ trợ tính năng Brigde và thiết bị V2910. Bạn sẽ cấu hình 2 modem/router này thành Brigde và cấu hình thiết bị V2910 quay PPPoE để nhận IP WAN từ nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời sẽ làm chức năng cân bằng tải cho hệ thống mạng.
- Cấu hình Brigde : mỗi router sẽ có 1 cách riêng để cấu hình Brigde bạn phải liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm để được hỗ trợ (nếu bạn sử dụng thiết bị DrayTek, vui lòng tham khảo bài Cấu hình Brigde Mode cho thiết bị DrayTek).
- Cấu hình PPPoE trên V2910 bạn đăng nhập vào giao diện cấu hình của V2910, mục WAN >> Internet Access. Trong phần WAN 1 chọn PPPoE và nhấn nút Details Page.

- Check vào mục Enable để kích hoạt chức năng.
Nhập vào username và password của bạn (do nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp)

* Cấu hình tương tự đối với WAN 2.
Ưu điểm:
  • Mạng hoạt động nhanh và ổn định hơn, vì chỉ xử lý dữ liệu 1 lần, gói dữ liệu được xử lý trên V2910 (có IP WAN) và được chuyển thẳng ra ngoài.
  • Tính năng định tuyến được xử lý trên các thiết bị load balance như V2910, V3300 mạnh mẽ hơn so với xử lý trên các router ADSL thông thường.
  • Không cần quan tâm đến IP của 2 router đứng trước V2910
  • NAT port đơn giản, chỉ cần NAT trên V2910
Khuyết điểm:
  • Router đứng trước phải hỗ trợ tính năng Brigde.
  • Cấu hình Brigde mode khá phức tạp đối với người chưa có kinh nghiệm.
Như vậy bạn đã có thể cấu hình thành công 2 dạng load balancing trên các dòng sản phẩm Vigor 2910 và Vigor 3300.

Hotline đăng ký internet cáp quang VNPT: 0945.160.260

Hướng dẫn cài đặt chức năng DrayTek Wireless Access-Point

Hướng dẫn cài đặt chức năng DrayTek Wireless Access-Point

WEP (Wireless Encryption Protocol)

là một phương thức mã hoá dữ liệu cho wireless clients, nó làm cho việc gửi dữ liệu thông qua giao tiếp wireless được an toàn hơn. Mặc định, WEP không được kích hoạt trong router.
Tất cả các loại Ethernet card, bao gồm không dây và có dây đều có một ID duy nhất được gọi là địa chỉ MAC. Địa chỉ MAC giúp mạng LAN nhận ra từng client đơn nhất để chuyển packet một cách chính xác. Địa chỉ MAC không giống như địa chỉ IP (nằm ở lớp cao hơn). Địa chỉ MAC là tĩnh (bạn không thể thay đổi nó trên một số adapter, nhưng cái đó chỉ làm việc trong một số trường hợp, không phải ở đây !).
Bằng cách thiết lập danh sách truy cập trong Vigor, bạn có thể hạn chế truy cập vào wireless bằng cách chỉ cho những client mà bạn chỉ định. Việc này rất dễ cài đặt. Đầu tiên, bạn cần tìm địa chỉ MAC của Client bằng cách gõ lệnh ipconfig /all ở Windows Command prompt :
Chú ý vào địa chỉ MAC (vòng tròn màu đỏ ở trên); đó là 6 chữ số hexa. Nếu bạn có nhiều hơn một giao tiếp Ethernet trên một máy PC, bạn phải chắc chắn rằng chọn đúng địa chỉ MAC.
Kế tiếp, vào mục Access Coltrol --> Wireless LAN của router, bạn cần phải chọn vào mục "Enable Access Control" rồi thêm vào một hay nhiều địa chỉ MAC. Một khi đặc điểm này được kích hoạt, chỉ có clients với những địa chỉ MAC này mới truy cập được :
Nhập địa chỉ MAC vào ô trống và bấm vào nút Add . Đừng quên click Add trước khi click OK, như thế bạn bấm vào OK trước thì địa chỉ MAC chưa thêm vào danh sách truy cập và bạn sẽ không cho phép bất kỳ ai truy cập, vì thế bạn sẽ khoá chính bạn (chỉ có giao tiếp không dây, những client dùng dây không bị ảnh hưởng). Nếu bạn làm thế, hãy thay đổi thông số từ máy PC có dây, hoặc khởi động lại router bằng nút reset, toàn bộ thiết lập trở lại mặc định.

 

Đăng ký ngay!