VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

Danh sách số đẹp Vinaphone trả sau 088

Vinaphone 088 số ngày sinh, số phong thủy, số cặp.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Các gói cước Vinaphone trả sau 088

Các gói cước Vinaphone trả sau 088 được thiết kế riêng cho những người luôn bắt nhịp xu hướng và dẫn dắt trào lưu, năng động và sành điệu.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Chương trình khuyến mãi MegaVNN

Tặng cước sử dụng, tặng phí hòa mạng, trang bị modem, modem Wifi.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Hàn nối cáp quang biển AAG bị trể 2 ngày so với dự kiến

Do các vấn đề phát sinh liên quan đến kỹ thuật và điều kiện thời tiết tại khu vực hàn nối cáp quang biển AAG, dự kiến việc xử lý sẽ phải kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Trao đổi riêng với ICTnews vào tối ngày 10/5, Giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I), ông Lâm Quốc Cường cho hay: Hiện nay đội tàu xử lý sự cố và đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Gateway Pacific) vẫn đang nỗ lực hoạt động tại khu vực cáp bị đứt. Tuy nhiên, do điều kiện liên quan tới kỹ thuật, thời tiết chưa cho phép, dự kiến việc xử lý này phải kéo dài thêm 2 ngày, đến 17h ngày 12/5/2015 mới hàn xong mối nối cuối cùng thay vì 19h như kế hoạch đặt ra.
Đây là thông tin mới nhất vừa được Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương cập nhật cho VNPT-I.
Tuy việc hàn nối chưa hoàn thành để 100% kênh truyền tuyến cáp quang biển AAG được khôi phục, kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường, nhưng theo ông Lâm Quốc Cường, hiện nay chất lượng Internet đi quốc tế đã ổn định hơn nhiều do nỗ lực xử lý sự cố của Asia Gateway Pacific trong những ngày qua.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước cũng đã nhanh chóng triển khai phương án ứng cứu, khắc phục thực tế để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.
Ví dụ, VNPT đã mở 20 Gbps từ Việt Nam đi Hong Kong trên tuyến cáp đất liền qua Trung Quốc, đồng thời làm việc với đối tác Google để ứng cứu thông tin cho các kênh Internet Peering và đáp ứng kế hoạch mở kênh Internet quốc tế ngay sau khi có sự cố xảy ra.
Ngoài ra. VNPT cũng mở thêm 100 Gbps Backbone ứng cứu trên hệ thống ALU mới đầu tư để lưu thoát lưu lượng, đảm bảo chất lượng ổn định cho người sử dụng Internet.
Đối với Viettel, doanh nghiệp này đã triển phương án bổ sung dung lượng kết nối trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA) và 2 hướng cáp quang đất liền đi qua ChinaTelecom và ChinaUnicom, với tổng dung lượng kết nối được bổ sung là 60 Gbps…
theo ictnews

VNPT chuẩn bị thành lập Trung tâm An ninh mạng

Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của đơn vị mình, VNPT đã phải thành lập các tổ phản ứng nhanh và đang tiến hành nâng cấp các tổ này trở thành Trung tâm An ninh mạng.

trung tam an ninh mang, mang vnpt, internet vnpt, chat luong vnpt

Thông tin nêu trên vừa được đại diện Tập đoàn VNPT chia sẻ tại cuộc họp góp ý cho dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm triển khai Quyết định 63/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 (Quyết định 63) và dự thảo Kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra ngày 7/5/2015 do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng chủ trì.
Theo dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 63 do Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT xây dựng, sau 5 năm triển khai, mặc dù  gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng công tác triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia nói chung, cụ thể là: đảm bảo an toàn thông tin cho cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đạt trình độ quốc tế; đảm bảo an toàn dữ liệu và ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và toàn xã hội; Phát triển nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội về an toàn thông tin; Cải thiện môi trường pháp lý về an toàn thông tin; Khuyến khích phát triển các sản phẩm nội địa về an toàn thông tin …
Trong đó, với các doanh nghiệp, sau 5 năm triển khai Quy hoạch, đến nay các mạng nội bộ của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như viễn thông,  ngân hàng và thương mại điện tử cơ bản được thiết kế một cách đồng bộ và có quan tâm đến giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Bộ TT&TT, tỷ lệ kinh phí đầu tư cho giải pháp về an toàn thông tin trong kinh phí đầu tư hệ thống vẫn chưa tương xứng, dẫn đến các trang thiết bị, phần mềm bảo vệ an toàn thôngtin hiện chưa được đầu tư đầy đủ, một số trang thiết bị được đầu tư đã lỗi thời, một số trang bị đã có song chưa được vận hành và khai thác hiệu quả.
Cũng tại cuộc họp này, đại diện VNPT cho biết, xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, tính chất sống còn của công tác bảo mật thông tin, dữ liệu của đơn vị mình mà hiện phần lớn các doanh nghiệp đã phải tự ý thức trong việc thiết lập, duy trì hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. “Với VNPT, xuất phát từ nhu cầu này, chúng tôi đã phải thành lập các tổ phản ứng nhanh và đang tiến hành nâng cấp lên để trở thành Trung tâm An ninhmạng”, đại diện VNPT nói.
Được biết, sau vụ nhóm hacker Việt có tên DIE Group tấn công, khai thác lỗ hổng bảo mật tại ứng dụng tra cứu cước trên website VNPT Sóc Trăng (soctrang.vnpt.vn) và đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 50.000 khách hàng VNPT hồi trung tuần tháng 3/2015 vừa qua,VNPT đã tiếp tục nâng mức bảo vệ hệ thống thông tin lên mức cao hơn, đồng thời thành lập các tổ phản ứng nhanh để kịp thời hỗ trợ, xử lý trước và sau các sự cố bảo mật. Riêng với website soctrang.vnpt.vn, sau khi sự cố xảy ra, trang web này đã được đã được VNPTchuyển sang sử dụng server mới, đồng thời bổ sung thêm các tính năng bảo mật trên module tra cứu cước.
Theo chia sẻ của đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tại hội thảo “Giám sát an toàn thông tin trên mạng CNTT của các cơ quan nhà nước” mới đây, thời gian vừa qua, C50 đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành xác minh hàng ngàn cuộc tấn công mạng, qua đó điều tra, khám phá nhiều vụ án liên quan đến hành vi xâm nhập trái phép, trộm cắp cơ sở dữ liệu hoặc đe dọa tống tiền các doanh nghiệp.
Đơn cử như, bên cạnh vụ việc đối tượng tấn cống website của VNPT Sóc Trăng trộm cắp hơn 50.000 thông tin cá nhân, C50 còn điều tra, khám phá nhiều vụ việc khác như: vụ một doanh nghiệp bảo hiểm bị kẻ xấu tấn công hệ thống mạng máy tính, mã hóa dữ liệu để đe dọa tống tiền 2 triệu USD; vụ một công ty bị các đối tượng xâm nhập trái phép, xóa sạch toàn bộ cơ sở dữ liệu hệ thống mạng trong đó có kết quả hoạt động kinh doanh cùng nhiều tài liệu quan trọng gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng; vụ một công ty thực phẩm bị các đối tượng ở Thanh Hóa dọa tiêm thuốc trừ sâu vào sản phẩm và tống tiền 300 triệu đồng…
Các chuyên gia an ninh mạng cũng đã cảnh báo năm 2015 các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính và cung cấp dịch vụ Internet, sẽ phải đối đầu với các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu ngày càng tinh vi.
Trong bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam đang ngày càng trở thành vấn đề “nóng”, theo khuyến nghị của Công ty An ninh mạng Bkav, các doanh nghiệp khi đầu tư mới hoặc nâng cấp các hệ thống CNTT cần dành khoảng 5 - 10 % chi phí cho an ninh mạng. Với khoản đầu tư này, các đơn vị sẽ phòng ngừa được phần lớn rủi ro và hạn chế các thiệt hại nếu xảy ra sự cố an ninh mạng.

VNPT xin giữ lại Học viện CNBCVT, giờ chuyển sang Viettel là không sòng phẳng

Ngày 7/5/2015, Bộ TT&TT đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TT&TT chứ không chuyển về Viettel như đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Ngày 27/4/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị Bộ TT&TT cho ý kiến đối với đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện) từ Bộ TT&TT về Viettel. Ngày 7/5/2015, Bộ TT&TT đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị Học viện tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TT&TT chứ không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng.
Sẽ không sòng phẳng với VNPT khi chuyển Học viện về Viettel
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, trước đây khi họp xem xét phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, Thường trực Chính phủ đã thống nhất cao việc tách Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPT. Trên cơ sở đó, ngày 10/6/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, theo đó Học viện được chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.
Tập đoàn VNPT cũng như Tập đoàn Viettel là các tập đoàn kinh tế nhà nước với ngành nghề kinh doanh chính là viễn thông, CNTT, do đó việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, y tế, trong đó có Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPTtheo quyết định của Thủ tướng là nhằm bảo đảm cho Tập đoàn VNPT có thể tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc chuyển Học viện thuộc Bộ TT&TT về Viettel theo đề nghị của Bộ Quốc phòng sẽ có nhiều bất cập và hệ lụy phải giải quyết gây phiền phức, tốn kém không cần thiết.
Tập đoàn VNPT đã dành rất nhiều tâm huyết, tiền của, công sức để gây dựng và phát triển Học viện. Mặt khác, khi còn là đơn vị trực thuộc Tập đoàn VNPT, Học viện là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn, giúp Tập đoàn củng cố và ngày càng lớn mạnh. Mối quan hệ của VNPT với Học viện là mối quan hệ đặc biệt trong thời gian dài từ khi thành lập đến nay. Vì vậy, khi thực hiện tái cơ cấu, mặc dù VNPT hoàn toàn đủ nguồn lực để tiếp tục đầu tư, phát triển Học viện và cũng có nguyện vọng giữ lại Học viện nhưng Tập đoàn đã nghiêm túc chấp hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (tách Học viện ra khỏi Tập đoàn nhằm bảo đảm đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu các tập đoàn tổng công ty nhà nước).
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, nếu nay lại chuyển Học viện ra CNBCVT về Viettel, một tập đoàn có cùng ngành nghề kinh doanh tương tự như VNPT thì cán bộ công nhân viên VNPT không khỏi hoang mang, suy nghĩ có chút gì không bình đẳng, không sòng phẳng với Tập đoàn VNPT ở đây? Thêm vào đó, trong bối cảnh hai tập đoàn đang là đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đều cần nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc điều tài sản, nguồn lực cả hữu hình và vô hình vốn sinh ra từ VNPT sang Viettel sẽ là việc làm không phù hợp với yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng mà Chính phủ đang chỉ đạo.
Phải xem xét kỹ tổng thể quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ICT
Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi đề xuất chuyển Học viện về Bộ TT&TT ngoài việc tạo điều kiện cho Tập đoàn tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính thì sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Học viện đào tạo nguồn nhân lực chung cho các doanh nghiệp viễn thông, CNTT và toàn ngành TT&TT chứ không chỉ riêng cho nhu cầu của VNPT. Mặc dù một số trường đại học cũng đào tạo kỹ sư về bưu chính, viễn thông, CNTT nhưng Học viện CNBCVT là học viện duy nhất của toàn ngành TT&TT có đầy đủ các chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí, xuất bản, truyền thông đa phương tiện cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao từ Cử nhân đến Tiến sĩ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Nếu chuyển Học viện về trực thuộc Viettel thì chắc chắn Học viện sẽ tập trung phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đào tạo riêng của Viettel mà không phải cho toàn ngành (như công văn của Bộ Quốc phòng đã nêu là sẽ đào tạo mỗi năm 4.000 - 5.000 kỹ sư cho nhu cầu riêng của Viettel). Việc điều chuyển Học viện về Viettel là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng trong tổng thể quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành TT&TT trong dài hạn, tránh phải giải quyết các hệ lụy không cần thiết.
Bộ TT&TT cho biết, sau khi có Quyết định 888/QĐ-TTg, trong gần 1 năm qua, Học viện đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng tự chủ hoàn toàn, không cần sử dụng kinh phí của nhà nước (trước khi chuyển về Bộ TT&TT, Học viện đã cơ bản tự chủ không cần VNPT hỗ trợ kinh phí) và đang có bước phát triển tốt. Giờ lại chuyển Học viện về Viettel thì quá trình tái cơ cấu đang theo đúng định hướng, chủ trương chung sẽ bị dang dở. Mặc khác, khi chuyển về Viettel chắc chắn Học viện CNBCVT - một cơ sở đào tạo dân sự phải tổ chức lại để xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự. Nếu làm vậy vừa tốn kém và xã hội mất đi một cơ sở đào tạo Đại học đang hoạt động tốt.
Ngoài ra, việc vẫn giữ mô hình Học viện đào tạo Đại học trong tập đoàn kinh tế nhà nước vô hình chung đi ngược lại và là một bước thụt lùi so với Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, giữ nguyên Học viện như hiện tại để tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, xây dựng thành Đại học trọng điểm quốc gia hoạt động theo cơ chế tự chủ phục vụ chung cho nhu cầu của xã hội và toàn ngành TT&TT là sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ trong tình hình hiện nay.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo là chính, Học viện cũng là cơ sở thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp ngành trong lĩnh vực TT&TT; giúp Bộ TT&TT tổ chức nghiên cứu, xây dựng thông tin; nghiên cứu việc triển khai các công nghệ dịch vụ mới cho toàn ngành. Do đó, việc có một đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT có năng lực và đội ngũ nghiên cứu khoa học như Học viện sẽ tạo điều kiện cho Bộ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một ngành công nghệ mũi nhọn như viễn thông, CNTT.
Nên xem xét chuyển các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng cho Viettel
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “chuyển trường đại học, học viện, viện nghiên cứu về Viettel để xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự”. Do đó, Bộ TT&TT cho rằng, việc lựa chọn trường đại học, viện nghiên cứu điều chuyển về Tập đoàn Viettel để xây dựng Trung tâm này cần phải phù hợp như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm. Bộ Quốc phòng đang có nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo bậc Đại học như Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện kỹ thuật mật mã, Trường Đại học thông tin liên lạc, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự và nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác. Nếu lựa chọn một trong các đơn vị này hoặc một số viện nghiên cứu, khoa học đào tạo của các đơn vị trong quân đội chuyển về Viettel để xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, tạo điều kiện cho Viettel từng bước hình thành Tổ hợp công nghiệp quốc phòng sẽ nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều so với trường hợp chuyển và tổ chức lại một trường Đại học dân sự.
Sở dĩ Bộ TT&TT đưa ra đề xuất đó vì các đơn vị này đang trực thuộc Bộ Quốc phòng nên dễ tổ chức lại theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng và Viettel; giáo viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý đều là sỹ quan, công nhân viên quốc phòng nên dễ điều động, luân chuyển, bổ nhiệm lại. Các đơn vị này có kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo, nghiên cứu cho mục đích quân sự nên nhanh chóng dáp ứng những yêu cầu nghiên cứu, sản xuất các khí tài quân sự, nếu được Tập đoàn Viettel bảo đảm đủ kinh phí hoạt động.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng cho biết, trong mấy ngày qua lãnh đạo và các đơn vị chức năng cúa Bộ TT&TT liên tục nhận được điện thoại, đơn, thư của cán bộ công nhân viên trong ngành, kể cả của lãnh đạo Tổng cục Bưu điện, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ TT&TT qua các thời kỳ kiến nghị giữ nguyên Học viện trực thuộc Bộ TT&TT theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ

VNPT TPHCM tăng tốc độ, giảm giá cước cho khách hàng Internet ADSL- MegaVNN

VNPT Tp.HCM nâng băng thông cho gói cước Internet ADSL - MegaVNN giảm giá cước
Bắt đầu từ tháng 5/2015, VNPT TP Hồ Chí Minh tung thêm 2 gói cước mới giá chỉ 90.000 đồng, đồng thời với giá cước không đổi, các thuê bao Internet ADSLMegaVNN của VNPT TP Hồ Chí Minh sẽ được nâng băng thông thêm từ 2Mbps đến 3Mbps.

Từ 01/05/2015, VNPT TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình đặc biệt dành cho khách hàng với 02 gói cước Internet ADSL- MegaVNN mới, giá cực thấp chỉ từ 90.000 đồng/tháng cho gói Easy Plus+ (5Mbps/512Kbps) và 145.000 đồng/tháng cho gói Family Plus+ (7Mbs/640Kbps).
Với giá cước không đổi, các thuê bao MegaVNN của VNPT TP Hồ Chí Minh sẽ được nâng băng thông thêm từ 2Mbps đến 3Mbps.
Gọi ngay 08.38.686.686 hoặc xem tại đây để đăng ký dịch vụ lắp mạng adsl, được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Nhận diện “chìa khóa” tái cấu trúc VNPT



Sở dĩ cuộc “lột xác” tái cấu trúc VNPT giai đoạn 1 thành công là nhờ áp dụng
hệ thống quản trị mới hiện đại, hiệu quả cao
Điểm khó khăn nhất thức 3,6 vạn lao động, thay đổi chiến lược quản trị.

Trong đó, gian khổ nhất, chiếm nhiều thời gian nhất, khó làm nhất là phần
tái cấu trúc hệ thống 63 Viễn thông tỉnh thành”, ông Phạm Đức Long, Tổng

Giám đốc Tập đoàn VNPT tâm sự.
Điểm yếu cố hữu ông Long chỉ ra khiến VNPT yếu dần trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường viễn thông thời gian qua là bộ máy cồng kềnh, quản
trị kém hiệu quả, sáng tạo…là mục tiêu của tái cấu trúc mà VNPT tấn công vào.
Hai điểm mấu chốt trong giai đoạn 1 tái cấu trúc VNPT chính là tái cấu trúc lại
theo hướng chuyên nghiệp và đưa hệ thống quản trị hiện đại vào trong quản
trị doanh nghiệp.
“Vũ khí” để tấn công vào những tòa thành với ý thức hệ xơ cứng, những con
người mang tư tưởng “làm lâu lên lão làng”, nhụt ý chí chiến đấu không thể
là những lời nói giáo điều, hô hào suông. VNPT đã chọn một công cụ là Thẻ
cân bằng điểm - BSC. BSC giúp VNPT đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức
dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp hiểu các mối quan hệ biện chứng giữa
những thay đổi trong nội bộ công ty, sự thành công trong tái cấu trúc VNPT
không phải là thoái vốn, thành lập các tổng công ty, sắp xếp lao động…mà
chính là thay đổi nhận cạnh tranh và kết quả tài chính, qua đó giúp nhà quản
trị xác định được những viễn cảnh mà tổ chức cần hoàn thiện trong tương lai.
Về cơ bản, BSC cùng một lúc đóng 3 vai trò: hệ thống đo lường, hệ thống
quản lý chiến lược và công cụ trao đổi thông tin. Cùng với BSC là hệ thống
lương 3Ps được tính theo: vị trí công việc, năng lực nhân viên và hiệu quả
công việc. Đây là hệ thống quản trị mới, là “tấm chìa khóa” để VNPT mở ra
cánh cửa tái cấu trúc.
Với những cơ chế quản lý mới, CBCNV VNPT đã có nhiều dự thay đổi trong
tư duy bán hàng và chăm sóc khách hàng
Công cụ quản trị mới
Áp dụng tại Viễn thông TP.HCM từ năm 2010, BSC và 3Ps lúc đầu như một con
“ngáo ộp” gây sợ hãi đối với hơn 5.000 nhân viên VNPT tại đây. Áp dụng BSC,
3Ps đồng nghĩa với việc sẽ không còn cảnh nhân viên “sáng cafe, chiều nhậu”,
không còn kiểu lĩnh lương cào bằng, tính lương theo thâm niên mà họ phải thực
sự làm việc có hiệu quả theo những định mức, định lượng công việc đã được
đặt ra trên hệ thống.
Kết quả là nếu như năm 2010 doanh thu Viễn thông TP.HCM chỉ đạt 4.096 tỷ
đồng thì năm 2014 đã đạt mức 5.855 tỷ đồng, năng suất lao động bình quân
tăng từ 810 triệu đồng/nhân viên được tăng lên hơn 1,3 tỷ đồng/nhân viên/năm.
Nhân viên Trần Thúy Hằng, Cửa hàng VNPT số 80 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q.1,
TP.HCM trước đây chỉ chuyên một mảng kinh doanh hạ tầng nhưng từ khi áp
dụng BSC, 3Ps đã trở thành nhân viên xuất sắc, lĩnh lương cao. Nếu như trước
đây khách hàng đến lắp Internet làm thủ tục xong rồi về thì nay chị Hằng đã
trao đổi, giới thiệu khách hàng dùng thêm các dịch vụ, sản phẩm khác như
dùng MyTV, mua iPhone, dùng sim VinaPhone, nhờ khách hàng giới thiệu khách
hàng mới…Nhờ vậy, VNPT thêm nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm,
dịch vụ hơn và chính chị Hằng đã được trả lương cao hơn. Có thể thấy, người
VNPT đã năng động, sáng tạo, chăm chỉ hơn kể từ khi có BSC và 3Ps.
Nếu như trước đây việc quản lý chỉ định tính theo đánh giá cảm quan của
quản lý thì BSC là hệ thống quản lý định lượng, còn việc thực hiện lương 3Ps
là một cuộc cách mạng về quản trị nguồn nhân lực của Viễn thông TP.HCM.
3Ps đã tạo sự công bằng, hợp lý, phản ánh đúng giá trị lao động và tạo động
lực cho người lao động tăng năng suất, nâng cao hiệu quả quản trị nguồn
nhân lực”, ông Huỳnh Quang Liêm, Giám đốc Viễn thông TP.HCM đánh giá.
Qua những khó khăn ban đầu, người VNPT đã có những chuyển biến tích
cực bởi khi áp dụng BSC, 3Ps họ buộc phải năng động, chăm chỉ, sáng tạo
hơn. Không còn cảnh đùn đẩy công việc, đi sớm về muộn, làm việc chểnh
mảng mà năng suất lao động đã tăng cao, ai cũng hăng hái làm việc. Ai cũng
muốn làm thêm việc, bán thêm nhiều hàng, thêm sáng kiến mới…để lãnh lương
cao hơn. Chuyện nhân viên lãnh lương cao gấp 2-3 lần trước thời điểm tái
cấu trúc tại VNPT các tỉnh thành đã là “chuyện thường ngày”.
Giờ đây, khi sắp xếp lao động, nhân viên hỏi ngay ‘Ở đó có việc làm không?’,
nhân viên các bộ phận “chân đút gầm bàn” cũng chủ động xin sang bộ phận
bán hàng để lĩnh lương cao hơn…Khối quản lý của VNPT Tiền Giang đã giảm
10% và chủ động xin về sản xuất”, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc VNPT
Tiền Giang cho hay.
Người lao động VNPT đã “khác xưa”!
Sau khi thử nghiệm BSC và 3Ps thành công tại TP.HCM, công cụ quản trị mới
đã được triển khai phân rã sâu xuống VNPT các tỉnh thành, bộ phận trực thuộc
và tới từng người lao động của VNPT. Quá trình áp dụng BSC trên toàn VNPT
cho thấy, lệ tăng trưởng, chỉ tiêu chênh lệch thu chi ngày càng tăng. Các chỉ
tiêu thu cước, vật tư tồn kho, lượng thuê bao phát triển mới cũng như các chỉ
tiêu về cung cấp dịch vụ đến khách hàng đều có những bước tiến lớn so với
trước đây.
Bên cạnh đó, tâm lý của người lao động có sự thay đổi rõ rệt đó là không chỉ
quan tâm đến công việc của cá nhân mình mà còn quan tâm đến công việc,
kế hoạch của đơn vị mình và nỗ lực làm việc để đóng góp vào kết quả chung.
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn VNPT cũng thẳng thắn cho biết điều
mà ông hài lòng nhất, ấn tượng nhất không phải là doanh thu của VNPT mà là
sự thay đổi tư tưởng ở 63 tỉnh, thành phố và cả ở khối các công ty trực thuộc.
Sự thay đổi tư tưởng ở 63 tỉnh, thành phố thời gian qua đã tác động rất lớn
đến 3,6 vạn người lao động ở các địa phương và theo đó hệ thống VNPT đã
chuyển mình tích cực.
BSC và 3Ps đã trở thành từ “cửa miệng” của nhân viên VNPT. Giờ đây, phần
lớn người lao động không còn sợ hãi nữa mà đang hào hứng với BSC. Viễn
thông VNPT các tỉnh thành vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhưng rõ ràng
với sự đổi thay mang tên BSC, 3Ps người lao động của VNPT đã thực sự
thoát khỏi sự ỳ ạch, tự tin cạnh tranh cùng với đối thủ khác trên

Rộ ảnh chế cá mập cắn đứt cáp quang biển AAG

Sự cố đứt cáp quang biển AAG ngay đầu năm một lần nữa tạo cơ hội cho dân mạng chế ảnh pha trò về đối tượng bị tình nghi là… cá mập.

Đây không phải lần đầu tiên mạng Internet Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG và người dùng có thể phải chờ đợi tới 1 tháng nữa mới có tốc độ truy cập bình thường. Cũng vì thế trên mạng trên mạng lại rộ lên phong tràochế ảnh đổ cho cá mập cắn đứt cáp.
Tất nhiên lần này nghi phạm cá mập cũng được thanh minh hộ nhiều hơn, không hẳn là đối tượng tình nghi duy nhất. Một thành viên trên Facebook có tên là Trần Văn Quy EM khẳng định: “Cáp đứt sao đổ thừa cá em được”.

Ảnh chế về lời thừa nhận của cá mập rằng hành động cắn đứt cáp quang là để giúp người nghiện Internet tắt máy tính và đi ra ngoài.


Dân mạng còn tiết lộ cả lịch cắn cáp năm 2015 của hội cá mập, với lý do giúp F.A bỏ máy tính ra đường kiếm “gấu”.


Tuyến cáp quang biển AAG của Việt Nam càng được sửa chữa “ngon lành”, cá mập càng khoái trá?

Thanh minh khi bị bạch tuộc trách tội ngoài quán nước vỉa hè nhưng cá mập lại để lộ đoạn cáp quang đứt dưới chân ghế.

Không phải ai cũng nghĩ rằng cá mập là thủ phạm cắn đứt cáp quang. Có người cho rằng thủ phạm là nhân vật Arlong trong truyện tranh với hàm răng sắc nhọn.

Đây là một hình vẽ tay thanh minh hộ cá mập khi mạng Internet chập chờn, vì thời nay đến cá mập cũng phải dùng Facebook.

Dù thế nào tình trạng Internet chập chờn cũng được cư dân mạng phản ảnh là đã gây ra những hậu quả to lớn, và người ta chỉ mong ước đến một ngày không còn chuyện đứt cáp quang…

Việt Nam như thể một ốc đảo khi bị đứt kêt nối Internet.


Dân mạng sôi sục vì chuyện đứt cáp quang biển thường xuyên ở Việt Nam.

Những sự cố cho thấy cáp quang biển Việt Nam mong manh yếu đuối hơn cả phụ nữ?

Ảnh chế “khó đỡ” về ước mơ tha thiết về một ngày cáp quang Việt Nam không đứt.

Và đây là hậu quả của sự cố đứt cáp quang, khiến cho F.A không thể tỏ tình với “gấu”.

Internet Việt Nam lại bị ảnh hưởng nặng nề vì đứt cáp quang AAG

Vào lúc 8h5 phút sáng nay 5/1/2015, tuyến

cáp quang biển AAG từ Việt Nam đi quốc tế

bị đứt làm mất ít nhất 40% lưu lượng kết nối

từ Việt Nam đi quốc tế khiến Inernet của

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.


Việc khắc phục sự cố đứt cáp quang biển sẽ mất khoảng 2 tuần.
Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc VTI cho biết, vào lúc 8h5 phút sáng nay tuyến
cáp quang biển AAG bị sự cố. Sự cố làm mất ít nhất khoảng 40% dung lượng băng
thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ của tất cả các nhà mạng tại
Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này.
“Do sự cố xảy ra nên VNPT mới chỉ đảm bảo cho tín hiệu thoại và báo hiệu không
bị ảnh hưởng, còn những khách hàng thuê kênh tốc độ cao sẽ bị ảnh hưởng do
đứt tuyến cáp quang biển này. Sự cố đứt cáp đang tạm thời xác định là từ Vũng
Tàu đi ra đến trạm nối thứ nhất của tuyến cáp AAG. VNPT đang chuyển dung
lượng Internet quốc tế đi các hướng trên cáp đất và cáp biển SMW3 vẫn được
đảm bảo để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ngay sau khi sự cố xảy ra,
Tập đoàn VNPT đã khẩn trương làm việc với nhà quản trị hệ thống AAG để sớm
có phương án sửa chữa, khắc phục sự cố và đồng thời định tuyến, khôi phục lưu
lượng qua hướng ưu tiên”, ông Lâm Quốc Cường nói
CMC Telecom cũng xác nhận sự cố này của tuyến cáp quang biển AAG.
Tuy nhiên, phía CMC Telecom khẳng định lưu lượng của họ trên tuyến
cáp quang biển đó chỉ chiếm khoảng 10% nên không ảnh hưởng lớn tới
chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. “Chúng tôi đã biết chất lượng
kết nối trên tuyến cáp quang biển này không tốt nên chủ động kết nối đi
qua các tuyến cáp khác. Với khoảng 10% dung lượng kết nối qua tuyến
cáp quang biển AAG nên khách hàng của CMC Telecom vẫn được đảm
bảo chất lượng dịch vụ Inernet”, một lãnh đạo CMC Telecom nói.
Xác nhận với ICTnews về thông tin tuyến cáp quang biển quốc tế AAG
lại bị đứt, đại diện truyền thông FPT cho biết hiện nay các nhà cung cấp
dịch vụ Internet tại Việt Nam trong đó có FPT đang phối hợp cùng đơn
vị quản lý tuyến cáp quang biển AGG xác định vị trí đứt để có giải pháp
khắc phục. Thời điểm hiện tại, FPT chuyển sang sử dụng các tuyến cáp
dự phòng trên đất liền nhằm đảm bảo không gián đoạn dịch vụ cung
cấp tới khách hàng.
Tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng
11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây,
kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam
là ở Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có
thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi thông qua điểm
cập bờ của hệ thống. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.
Trong năm 2014, tuyến cáp quang biển AAG liên tục đứt khiến Internet đi
quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng đã lọt vào top 10
sự kiện ICT của năm 2014. Cụ thể từ ngày 2/3 đến 9/3/2014, người dùng
Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang
biển AAG tiến hành bảo dưỡng. Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này
lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18 km lại gây gián đoạn việc
cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong
đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 15/9/2014 trên hệ thống
cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hồng Kông,
Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hồng Kông lại bị đứt khiến Inernet của
Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng trên
đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối
khác để đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng
lớn đối với sử dụng dịch vụ.

Thương mại điện tử khó "phất" nếu còn lừa khách hàng

Theo các chuyên gia, ngành thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam sẽ khó phát triển nếu chuyện lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm vẫn xảy ra phổ biến.



Thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
Tại hội thảo “Thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam bằng thương mại điện tử” diễn ra sáng ngày 23/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng Thư ký hội Truyền thông số Việt Nam đánh giá: Với quy mô dân số 90 triệu người, 20 triệu thuê bao 3G và trên 30 triệu người dùng Internet, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho ngành TMĐT phát triển.
Ngay từ năm 2013 và trong năm 2014, TMĐT tại Việt Nam đã phát triển mạnh với nhiều điển hình như alibaba.vn, lazada.vn, muachung.vn, vatgia.com, tiki.vn, Hotdeal.vn... Kênh mua hàng online cũng thu hút lượng khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng độ tuổi từ 22-40, tập trung nhiều tại đô thị như TP.HCM và Hà Nội.
Về hình thức thanh toán, thanh toán sau khi nhận hàng vẫn chiếm tới 90%, còn thanh toán qua Internet Banking, thẻ tín dụng hay thẻ ATM chỉ chiếm 15%. Hiện nay, ví điện tử chưa phổ biến do đòi hỏi người tiêu dùng phải thực hiện nhiều bước đăng ký.
Cũng theo đánh giá của ông Nguyễn Lâm Thanh, người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu lên mạng đi tìm mua hàng giá rẻ. Khác với nhiều nước, người Việt Nam có thời gian online xếp thứ hạng cao trên thế giới nhưng tính tín dụng lại thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Kỳ Minh, Chánh văn phòng Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho hay, theo khảo sát của Google, 29% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng lý do họ mua hàng trên mạng chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè. Yếu tố quan trọng nhất thu hút người tiêu dùng mua sắm online chính là họ được mua hàng rẻ hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đi siêu thị (disieuthi.vn) cho rằng, kênh mua hàng online sẽ phát triển giữa bối cảnh phương thức mua sắm tiêu dùng offline tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ còn tồn tại một số bất cập cho những khách hàng như mất nhiều thời gian đi lại, xếp hàng thanh toán, chở hàng hóa công kềnh, tắc đường, khói bụi…
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hưng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong TMĐT và niềm tin của người tiêu dùng chưa cao.
Đồng quan điểm, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử đang mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao.
Nhưng thực tế vẫn còn có những mặt trái như doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa mang tính chất thu lợi nhuận đơn thuần, lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín đối với các doanh nghiệp bán hàng qua mạng chân chính.
Theo một chuyên gia, do chưa tin cậy về chất lượng sản phẩm được giao nên người tiêu dùng đã chủ yếu lựa chọn hình thức thanh toán sau khi nhận hàng để đảm bảo sự chắc chắn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến hình thức thanh toán sau khi nhận hàng vẫn chiếm tới 90% như đề cập ở trên.
“Điều quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần có giải pháp để hạn chế những mặt trái của sự phát triển, đồng thời các doanh nghiệp TMĐT muốn xây dựng được thương hiệu uy tín cũng phải biết mình cần làm gì để phát triển nhanh và vững chắc”, ông Vũ Vinh Phú nói.
Theo ICTnews

VNPT là tập đoàn viễn thông duy nhất đạt danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” 2014


 Bộ Công Thương đã chính thức giới thiệu về Lễ công bố Thương hiệu
Quốc gia Vietnam Value 2014. Trong đó, VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất đạt
Thương hiệu Quốc gia năm nay.
 vnpt thuong hieu quoc gia, thuong hieu quoc gia
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Đây là Chương trình duy nhất của Chính phủ
Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua
hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Bắt đầu từ năm 2008, chương trình được tổ chức 2 năm
một lần, với các giá trị mục tiêu là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong. 
Để trở thành Thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp đều phải đáp ứng gần 30 tiêu chí
thể hiện rõ những ưu điểm vượt trội về chất lượng của sản phẩm, khả năng đổi mới sáng
tạo và dẫn dắt thị trường trong ngành hàng của mình.
Do các tiêu chí đánh giá rất chặt chẽ, nên năm nay từ hơn 1.500 hồ sơ đăng ký,
có 63 doanh nghiệp lọt vào danh sách có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu
Quốc gia 2014. Đặc biệt, trong nhóm Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin- Viễn thông,
chỉ có duy nhất dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
được công nhận là Thương hiệu quốc gia. Đây cũng là lần thứ tư liên tiếp VNPT được
vinh danh trong lĩnh vực VT-CNTT. Trong những năm qua, VNPT liên tục đạt được nhiều
danh hiệu như: Thương hiệu nổi tiếng, Thương hiệu Việt Nam, Thương hiệu mạnh,
hiệu kinh tế đối ngoại uy tín...
Lễ công bố các Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4
năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12/2014, và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2
– Đài Truyền hình Việt Nam

Tổng giám đốc tập đoàn VNPT, Ông Trần Mạnh Hùng trở thành Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT

Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, Ông Trần Mạnh Hùng vừa tiếp
nhận nhiệm vụ điều hành Hội đồng Thành viên VNPT, thay cho
ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Thành viên đương nhiệm
của VNPT sẽ nghỉ hưu theo chế độ.
Ông Phạm Long Trận (ngồi bên trái) và ông Trần Mạnh Hùng ký kết biên bản bàn giao nhiệm vụ  Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT.
Chiều nay, ngày 16/12/2014, tại Hà Nội, VNPT đã tổ chức lễ bàn giao nhiệm
vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn. Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng
Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng các Thứ trưởng Lê Nam Thắng, Trần Đức Lai
và Nguyễn Minh Hồng.
Theo biên bản bàn giao, ông Trần Mạnh Hùng sẽ chính thức tiếp nhận nhiệm
vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT từ ngày 1/3/2015, sau khi ông Phạm Long Trận,
Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT đương nhiệm sẽ về nghỉ hưu theo chế độ.
Ông Phạm Long Trận sinh năm 1955 tại Điện Bàn, Quảng Nam, vào ngành bưu
điện vào ngày 25/11/1981 và trải qua nhiều chức vụ quan trọng như Giám đốc
Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN); Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam… Kể từ tháng 3/2010 tới nay, ông
Phạm Long Trận giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Bí thư Đảng ủy
VNPT. Ông Phạm Long Trận sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2015.
Trong thời gian từ nay đến thời điểm chính thức nghỉ hưu, ngày 1/3/2015,
ông Phạm Long Trận vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động quản lý, hợp tác
quốc tế của VNPT. Quá trình chuyển giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thành
viên VNPT giữa ông Phạm Long Trận và ông Trần Mạnh Hùng sẽ được thực
hiện dần từng bước.
Ông Trần Mạnh Hùng sinh năm 1959 và bắt đầu làm việc tại VNPT từ năm
1981. Ông Hùng đã từng làm việc tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), Ban
Viễn thông của VNPT và được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VNPT vào
năm 1999. Đến năm 2007, VNPT thay đổi mô hình tổ chức thì ông Hùng giữ
chức Thành viên Hội đồng Thành viên của VNPT và Giám đốc Viễn thông Hà Nội.
Được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc nhất của Tập đoàn VNPT
, kể từ tháng 8/2013, ông Trần Mạnh Hùng đã được lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng
, giao phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc VNPT. Trong hơn 1 năm qua,
ông Trần Mạnh Hùng đã cùng tập thể lãnh đạo VNPT tiếp tục đưa VNPT
tăng trưởng, phát triển.
Phát biểu tại lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định,
trong 33 năm công tác của mình, trên các cương vị được giao, đồng chí
Phạm Long Trận đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. "Quá trình phát triển
của VNPT nhất là giao đoạn phát triển thành Tập đoàn, luôn có dấu ấn sự
đóng góp của đồng chí Phạm Long Trận", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng bày tỏ sự tin tưởng VNPT sẽ tiếp tục phát
triển trong chặng đường sắp tới.
Cũng tại buổi lễ, ông Trần Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng Thành viên,
Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, người vừa tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn hứa trong năm 2015 sẽ tiếp tục
điều hành, "chèo lái con thuyền" VNPT tăng trưởng trên 15% so với kết
quả đạt được năm nay.

 

Đăng ký ngay!