VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

Danh sách số đẹp Vinaphone trả sau 088

Vinaphone 088 số ngày sinh, số phong thủy, số cặp.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Các gói cước Vinaphone trả sau 088

Các gói cước Vinaphone trả sau 088 được thiết kế riêng cho những người luôn bắt nhịp xu hướng và dẫn dắt trào lưu, năng động và sành điệu.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Chương trình khuyến mãi MegaVNN

Tặng cước sử dụng, tặng phí hòa mạng, trang bị modem, modem Wifi.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi đáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi đáp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục, thời gian lắp mạng VNPT?

Thủ tục đăng ký lắp đặt internet VNPT, thời gian thi công, thủ tục chuyển địa điểm, khôi phục, tạm ngưng dịch vụ internet VNPT


I. YÊU CẦU ĐẶT MỚI MẠNG VNPT

1. Đối với cá nhân người Việt Nam

o Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh (CMTND, hộ chiếu còn hạn sử dụng, CMT Công an, CMT Quân đội, thẻ Đảng, giấy phép lái xe…).o Khách hàng ngoại tỉnh khi đăng ký dịch vụ cần xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh. Dịch vụ được cung cấp là MegaVNN Easy. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ MegaVNN tốc độ cao cần xuất trình thêm: Giấy tờ sở hữu nhà/đất, chủ quyền nhà đất… có xác nhận của chính quyền hoặc giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng có hợp động lao động từ 3 năm trở lên.


2. Đối với cá nhân người nước ngoài:


o Khách hàng xuất trình hộ chiếu còn hạn sử dụng. Xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam nơi công tác hoặc xác nhận của Đại sứ quán; hoặc Giấy phép lưu trú tại địa phương do cơ quan có thẩm quyền cấp (thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú …).


3. Đối với pháp nhân:


o Pháp nhân Việt nam: Chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu hợp pháp.
o Khách hàng là cơ quan, doanh nghiệp ngoại tỉnh đặt trụ sở tại Hà Nội cần xuất trình một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Hợp đồng thuê nhà đất, Quyết định cấp nhà đất, chủ quyền nhà đất… tại địa chỉ đặt máy, kèm theo Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông có dấu và chữ ký của lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp.
o Các tổ chức không thuộc nhà nước, văn phòng đại diện nước ngoài, tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt nam: Giấy phép hoạt động và Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt nam.
o Trường hợp khách hàng lắp đặt MegaVNN không phải chủ hợp đồng điện thoại, khách hàng cần ký giấy cam kết theo mẫu có sẵn.
o Cung cấp các thông tin sau cho giao dịch viên: Tên truy nhập, tốc độ sử dụng, địa chỉ lắp đặt, địa chỉ CMT/Hộ khẩu, địa chỉ thanh toán cước/địa chỉ giao dịch (nếu khác địa chỉ CMT/Hộ khẩu), hình thức thanh toán cước, hình thức nhận bản kê cước phí hàng tháng, số điện thoại liên hệ.
o Ký Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
o Nộp phí hòa mạng – Xem bảng cước
o Viễn thông Hà Nội sẽ liên hệ lắp đặt dịch vụ tại địa chỉ khách hàng yêu cầu.

II. YÊU CẦU TẠM NGỪNG KHÔI PHỤC MẠNG VNPT

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Đối với khách hàng ra đăng ký dịch vụ không phải là chính chủ hợp đồng: cần xuất trình giấy tờ xác nhận nhân thân của chủ hợp đồng, giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh của bản thân người ra đăng ký dịch vụ, hợp đồng sử dụng dịch vụ. Không cần giấy ủy quyền. Khách hàng có thể ký thay chủ hợp đồng vào phiếu yêu cầu dịch vụ.
Ø Đối với cơ quan, doanh nghiệp, người được ủy quyền ra đăng ký dịch vụ chỉ cần mang theo phiếu yêu cầu sử dụng dịch vụ có đóng dấu và chữ ký của chủ doanh nghiệp. Không cần xuất trình giấy giới thiệu, không cần xuất trình hợp đồng cũ.
Ø Yêu cầu tạm ngừng sẽ được thực hiện trong vòng 1 giờ kể từ khi VTHN tiếp nhận yêu cầu.
Ø Giá cước thuê bao trong thời gian tạm ngừng thu theo quy định hiện hành của Viễn thông Hà Nội

III. YÊU CẦU SANG TÊN HỢP ĐỒNG MẠNG VNPT

Ø Đại diện chủ hợp đồng mới và chủ hợp đồng đang sử dụng xuất trình đầy đủ các yêu cầu về tư cách cá nhân hoặc pháp nhân .
Ø Chủ hợp đồng cũ xuất trình xác nhận thanh toán cước phí (đến tháng gần nhất) đối với Account sang tên.
Ø Chủ hợp đồng cũ và chủ hợp đồng mới cung cấp thông tin cho giao dịch viên và ký vào 01 bản Yêu cầu sang tên, chuyển quyền sử dụng dịch vụ viễn thông
Ø Chủ hợp đồng cũ ký lại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet với tên Account cũ hoặc tên Account mới, cam kết thanh toán cước phát sinh của account sau thời điểm sang tên.
Ø Trong trường hợp chủ thuê bao mới sau khi sang tên không cùng chủ với thuê bao điện thoại: Chủ thuê bao mới của dịch vụ MegaVNN cần ký giấy cam kết (theo mẫu quy định

IV. YÊU CẦU CHUYỂN DỊCH INTERNET VNPT

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Đối với khách hàng ra đăng ký dịch vụ không phải là chính chủ hợp đồng: cần xuất trình giấy tờ xác nhận nhân thân của chủ hợp đồng, giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh của bản thân người ra đăng ký dịch vụ, hợp đồng sử dụng dịch vụ. Không cần giấy ủy quyền. Khách hàng có thể ký thay chủ hợp đồng vào phiếu yêu cầu dịch vụ.
Ø Khách hàng cung cấp thông tin cho giao dịch viên và ký Yêu cầu chuyển dịch, thay đổi sử dụng dịch vụ viễn thông.
Ø Nộp phí theo quy định.
Ø Trường hợp chuyển dịch MegaVNN đến đường điện thoại không cùng chủ, khách hàng ký cam kết theo mẫu qui định

V. YÊU CẦU THÁO HỦY

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu hủy hợp đồng cung cấp, sử dụng dịch vụ
Ø Tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng sau khi thanh toán toàn bộ cước phí của Account

VI. YÊU CẦU CẤP MỚI MẬT KHẨU

Ø Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu biến động dịch vụ
Ø Yêu cầu đổi tên sẽ được thực hiện trong vòng 01 giờ kể từ khi tiếp nhận

VII. YÊU CẦU ĐỔI TÊN ACCOUNT

Khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân theo yêu cầu như mục lắp đặt.
Ø Khách hàng điền thông tin vào phiếu Yêu cầu biến động dịch vụ.
Ø Yêu cầu đổi tên sẽ được thực hiện trong vòng 01 giờ kể từ khi tiếp nhận

Cáp quang là gì?


Cáp quang là gì?

Cáp quang là gì?

Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu.

Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn.

Cấu tạo cáp quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
  • Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
  • Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
  • Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
  • Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là Cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.

Phân loại cáp quang

Phân loại Cáp quang: Gồm hai loại chính:

Multimode (đa mode)

  • Multimode stepped index (chiết xuất bước): Lõi lớn (100 micron), các tia tạo xung ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-zag… tại điểm đến sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ, vì vậy xung dễ bị méo dạng.
  • Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ trong ra ngoài cladding. Các tia gần trục truyền chậm hơn các tia gần cladding. Các tia theo đường cong thay vì zig-zag. Các chùm tia tại điểm hội tụ, vì vậy xung ít bị méo dạng.

Single mode (đơn mode)

Lõi nhỏ (8 micron hay nhỏ hơn), hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra cladding ít hơn multimode. Các tia truyền theo phương song song trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng.

Đặc điểm cáp quang

  • Phát: Một điốt phát sáng (LED) hoặc laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang.
  • Nhận: sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data.
  • Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm.
  • Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km.
  • Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định
  • Cáp quang và các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng

Ứng dụng cáp quang

Multimode

Sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn, bao gồm:
  • Step index: dùng cho khoảng cách ngắn, phổ biến trong các đèn soi trong
  • Graded index: thường dùng trong các mạng LAN

Single mode

Dùng cho khoảng cách xa hàng nghìn km, phổ biến trong các mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp.đường kính 8um,truyền xa hàng trăm km mà không cần khuếch đại

Ưu điểm cáp quang

  • Mỏng hơn - Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
  • Dung lượng tải cao hơn - Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn.
  • Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.
  • Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.
  • Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
  • Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính.
  • Không cháy - Vì không có điện xuyên qua Cáp quang, vì vậy không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra.

Nhược điểm cáp quang

  • Nối cáp khó khăn, dây cáp dẫn càng thẳng càng tốt.
  • Chi phí - Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối cao hơn so với cáp đồng.

FTTH là gì? Internet cáp quang là gì? | Tìm hiểu về hệ thống internet cáp quang

FTTH là gì? Internet cáp quang là gì? | Tìm hiểu về hệ thống internet cáp quang

Internet cáp quang (FTTH)

Internet cáp quang (FTTH) là dịch vụ viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV. Bằng cách triển khai cáp quang đến tận nhà khách hàng, tốc độ mạng sẽ nhờ vậy mà tăng lên gấp bội phần.

1. Vậy Internet cáp quang là gì, FTTH là gì

Internet cáp quang là cách gọi khác của FTTHFTTH là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Fiber-To-The-Home. Là dịch vụ truy cập Internet hiện đại nhất với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao. Mạng cáp quang được đưa đến địa chỉ thuê bao giúp khách hàng sử dụng được đa dịch vụ trên mạng viễn thông chất lượng cao, kể cả dịch vụ truyền hình giải trí.

2. Ưu điểm của FTTH

  • Đường truyền có tốc độ ổn định; tốc độ truy cập Internet cao.
  • Không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp.
  • An toàn cho thiết bị, không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.
  • Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

3. So sánh ADSL với FTTH

Tốc độ upload của FTTH vượt qua ngưỡng của chuẩn ADSL2+ (1Mbps) hiện tại và có thể ngang bằng với tốc độ download. Vì vậy thích hợp với việc truyền tải dữ liệu theo chiều từ trong mạng khách hàng ra ngoài internet. Độ ổn định và tuổi thọ cao hơn dịch vụ ADSL do không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường; Khả năng nâng cấp tốc độ (download/upload) dễ dàng.
Bên cạnh các ứng dụng như ADSL, FTTH còn có thể cung cấp Triple Play Services (dữ liệu, truyền hình, thoại), với ưu thế băng thông vượt trội, FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao (HDTV) yêu cầu băng thông lên đến vài chục Mbps, trong khi ADSL không đáp ứng được. Độ ổn định ngang bằng như dịch vụ internet kênh thuê riêng Leased-line nhưng chi phí thuê bao hàng tháng thấp hơn vài chục lần.

Sự cố mất kết nối Internet - cách khắc phục

Sự cố mất kết nối Internet - cách khắc phục
2013-06-03 20:32

Sự cố mất kết nối Internet

Chào các bạn, hiện nay đa số ở nhà chúng ta đều có 1 đường truyền internet ADSL/ FTTx, có thể nói internet càng ngày càng quan trọng trong cuộc sống mỗi người và hiện tại thì công nghệ ADSL và sau này là FTTx đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của 1 người sử dụng internet bình thường. Trong quá trình sử dụng thì những lúc đường truyền bị mất kết nối hoặc truy cập chập chờn là khó tránh khỏi mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì rất nhiều.

Dưới đây là 1 chút ít kinh nghiệm mình đúc kết được trong quá trình làm việc về xử lý sự cố đường truyền internet, mình xin tổng hợp lại những nguyên nhân đơn giản nhất và cách khắc phục khi bạn gặp phải lỗi 404 trên trình duyệt :happy:. các bạn có thể tham khảo và dựa vào đó để kiểm tra đường truyền nhà mình khi không vào mạng được.

Mất kết nối Internet ADSL

A. Trường hợp 1: Đèn ADSL và internet trên modem vẫn sáng bình thường nhưng không vào mạng được.
- Nguyên nhân:
1. Chưa cắm cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính.
2. Chưa mở công tắt wifi trên laptop.
3. Card mạng trong máy tính bị disable (bị tắt đi).
4. Card mạng bị lỗi.
5. Trình duyệt internet (IE, Firefox, Chrome,…) bị gán proxy.
6. Thiết lập IP tĩnh không đúng trong card mạng.
7. Modem bị treo. (Tắt modem khoảng 5 phút sau đó mở lại)
Cách khắc phục: (tương ứng với từng nguyên nhân như trên).
1. Kiểm tra cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính đã được cắm vào chưa.
2. Kiểm tra công tắc wifi trên laptop đã được mở lên chưa.
3. Cách kiểm tra card mạng có bị disable hay không ta làm như sau:
a) Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP:
Vào Control Panel à Network Connections (hoặc vào Start à Run à gõ lệnh ncpa.cpl) : Nếu có biểu tượng 2 máy tính (Local Area Connection) màu đen thì ta kích chuột phải và chọn Enable để kích hoạt lại card mạng.
b) Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7:
Vào Control Panel à Network and Sharing Centerà Change adapter settings (hoặc vào Startà Run à gõ lệnh ncpa.cpl): Và kiểm tra tương tự như trên máy sử dụng hệ điều hành Windows XP.
4. Nếu biểu tượng card mạng trong máy tính có dấu chéo màu đỏ hoặc dấu chấm than màu vàng hoặc không tìm thấy biểu tượng card mạng thì có thể card mạng đã bị hỏng, thiếu driver và ta nên mang máy đến nơi sửa chữa máy tính để kiểm tra lại card mạng.
5. Cách kiểm tra trình duyệt internet có bị gán proxy hay không:
Mở Internet Explorer (IE) lên: Trên thanh Menu ta vào Tools à Internet Options à chọn thẻConections à Lan settings: Nếu trong mục Proxy sever có dấu tích chọn vào dòng dòng chữ “Use a proxy sever for you Lan” thì ta bỏ chọn đi và bấm OK.
6. Kiểm tra lại thiết lập IP tĩnh trong card mạng và nên để ở chế độ Automatic.
B. Trường hợp 2: Đèn ADSL trên modem sáng bình thường nhưng internet không sáng:
Nguyên nhân:
1. Modem bị treo.
2. Modem mất cấu hình.
Cách khắc phục:
1. Tắt modem khoảng 5 phút sau đó mở lại. Nếu vẫn không vào mạng được ta làm theo cách bên dưới.
2. Gọi tổng đài hỗ trợ để được hướng dẫn cài đặt hoặc mang modem lên chi nhánh gần nhất để KTV cấu hình lại.
Lưu ýKhông mở modem liên tục sẽ dẫn đến bị treo, nên tắt modem vào ban đêm hoặc những lúc không sử dụng.
C. Trường hợp 3: Đèn ADSL và internet trên modem không sáng:
Nguyên nhân:
1. Chưa cắm dây line vào cổng ADSL sau modem.
2. Đứt cáp trong nhà hoặc bên ngoài.
Cách khắc phục:
1. Kiểm tra dây line sau modem đã cắm đúng vào cổng ADSL hoặc cổng line chưa.
2. Kiểm tra kỹ đường cáp trong nhà có bị đứt hay không và nối lại nếu có thể.
3. Gọi tổng đài báo sự cố để được KTV đến hỗ trợ.

Xử lý khi mất kết nối internet cáp quang FTTH (đang cập nhật...)

Hotline đăng ký internet cáp quang FiberVNN/ truyền hình MyTV: 0945.160.260

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản và hay gặp phải nhất, các bạn có thể đóng góp thêm ý kiến của mình nhé.

Cảm ơn các bạn.

Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện

Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện



Các đặc tính, ứng dụng, cách lựa chọn Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện


Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện sang tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại, thường được ứng dụng trong các hệ thống cần truyền tải dữ liệu tốc độ cao, khoảng cách lớn và đòi hỏi khắt khe về sự ổn định của tính hiệu.

1. Ứng dụng của Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện

Hiện nay, các chuẩn mạng, truyền thông đang hoạt động trên môi trường cáp đồng và có nhược điểm là tốc độ thấp, khoảng cách truyền bị hạn chế, hệ thống hoạt đông không ổn định do dễ bị nhiễu về điện từ,... Do các hạn chế của cáp đồng mà ngày nay cáp quang đã, đang và sẽ là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho cáp đồng, và converter quang - bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị không thể thiếu khi triển khai các hệ thống truyền dữ liệu trên nền cáp quang.

Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện hiện nay có rất nhiều chủng loại, mỗi loại dùng cho mỗi ứng dụng khác nhau tùy theo từng chuẩn tín hiệu. Dưới đây là một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất:
  • Hệ thống mạng nội bộ trên nền cáp quang dùng trong các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy,...
  • Hệ thống truyền dẫn video, hình ảnh, âm thanh đòi hỏi tối độ cao và khoảng cách lớn mà không làm giảm chất lượng của tín hiệu
  • Hệ thống viễn thông, truyền hình
  • Hệ thống truyền thông trong công nghiệp

2. Chủng loại, cách lựa chọn cConverter quang - bộ chuyển đổi quang điện điện phù hợp

Hiện nay đang tồn tại song song hai loại cáp quang là Multimode và Singlemode do vậy bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân ra làm hai loại tương ứng với mỗi loại cáp quang.
  • Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Multimode có khoảng cách truyền tối đa là 2 ~ 5Km tùy từng hãng sản xuất, và thường được sử dụng trong mạng nội bộ của các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy,...
  • Converter quang - Bộ chuyển đổi quang điện dùng cho cáp quang Singlemode có khoảng cách truyền xa hơn, có thể lên tới 120Km và thường được sử dụng trong ngành viễn thông, truyền hình,... hoặc các ứng dụng đòi hỏi khoảng cách truyền >5Km
Khi triển khai một hệ thống cáp quang có khoảng cách dưới 5Km chúng ta nên sử dụng cáp quang và bộ chuyển đổi quang điện Multimode, và sử dụng cáp quang cũng như bộ chuyển đổi Singlemode khi khoảng cách vượt quá 5Km.

Việc sử dụng không đúng theo khuyến cáo có thể hệ thống sẽ vẫn hoạt động được như độ ổn định không cao do bộ chuyển đổi quang điện (Fiber Media Converter) có 2 thông số rất quan trọng là công suất phát và độ nhạy, nếu trong phạm vi ngắn mà bạn sử dụng Singlemode thì công suất phát vượt vùng độ nhạy dẫn tới tín hiệu không nhận được và ngược lại đối với khi sử dụng Multimode

 

Đăng ký ngay!