VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

6 NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG TỪ NỮ HOÀNG TRUYỀN THÔNG OPRAH WINFREY

6 NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG TỪ NỮ HOÀNG TRUYỀN THÔNG OPRAH WINFREY

Không phải ai cũng có thể có được danh tiếng lẫy lừng và số tài sản kếch xù như Oprah nhưng tất cả chúng ta đều có thể áp dụng những quan điểm và nguyên tắc của bà để theo đuổi mục tiêu cá nhân của mình.

Oprah Winfrey đã vượt qua một tuổi thơ nghèo đói và bị bạo hành để trở thành một người giàu có và được yêu mến nhất nước Mỹ. Trang web Forbes đã trao cho bà danh hiệu nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, một trong những người có quyền lực nhất thuộc phái nữ. Tương tự, tạp chí TIME cũng đưa bà vào danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới (TIME 100) của mình liên tục trong nhiều năm kể từ khi danh sách này ra đời. Theo ước tính của Forbes, tổng giá trị tài sản của bà lên tới 2,7 tỷ USD.

Không phải ai cũng có thể có được danh tiếng lẫy lừng và số tài sản kếch xù như Oprah nhưng tất cả chúng ta đều có thể áp dụng những quan điểm và nguyên tắc của bà để theo đuổi mục tiêu cá nhân của mình. Dưới đây là một số nguyên tắc đã giúp tạo nên tên tuổi của Oprah và những nguyên tắc này rất có thể cũng sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp.

1. "Khi bạn làm hết sức mình, mọi người sẽ chú ý"

Oprah nhấn mạnh dù ở bất kỳ tình huống nào, bạn cũng luôn phải cố gắng hết sức. Nếu là một người rán khoai tây, bạn hãy làm những món khoai tây rán tuyệt vời nhất và mọi người sẽ kéo đến.

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng chỉ làm để đối phó và nhận lương, nhất là với một công việc mà chúng ta cảm thấy không xứng với mình. Nghe thì có vẻ hợp lý – tại sao phải làm tốt hơn những gì người khác mong đợi ở ta nếu ta nghĩ mình sẽ chẳng được tăng lương hay được thăng chức hay đơn giản chỉ là được ghi nhận cho việc đó?

Đây là cách nghĩ thiển cận, đúng ra chúng ta phải tự hỏi xem làm cách nào có thể hoàn thiện mình và làm tốt nhất có thể trong mọi tình huống. Có thể chúng ta không biết điều gì sẽ đến nhưng nếu chúng ta chẳng buồn cố gắng để phát triển thì tức là chúng ta cũng chẳng chuẩn bị gì cho những điều đó. Như người rán khoai tây một ngày nào đó cũng có thể trở thành đầu bếp vì anh ta luôn tìm kiếm cơ hội để tỏa sáng dù với mức lương bọt bèo. Oprah cho rằng “toàn bộ cuộc sống là hướng tới sự tuyệt mỹ”. Tại sao chỉ đối phó trong khi bạn có thể mong muốn được hoàn mỹ?

2. "May mắn là sự chuẩn bị tìm thấy cơ hội”

Khi chúng ta thấy ai đó đạt được thành công, chúng ta thường cho rằng đó là vì họ may mắn. Có thể họ được sinh ra trong gia đình quyền thế hoặc ngồi cạnh người nổi tiếng trên máy bay hoặc một nội dung trong blog bị phát tán.

Nhưng nghịch lý là những người thành công lại thường nói rằng may mắn không phải là thứ bỗng dưng xảy ra với ai đó - bạn có thể làm những việc mà trong tương lai sẽ giúp bạn đến đúng chỗ vào đúng lúc. Người ca sĩ vô tình gặp một nhân vật trong giới âm nhạc trên một chiếc máy bay chỉ có thể “may mắn” khi người đó đã chuẩn bị, tức là đã luyện giọng rất nhiều năm để trở thành một ca sĩ giỏi, ghi âm giọng hát của mình để làm đề mô và luôn mang theo bản đề mô đó, đồng thời lúc nào thân thiện và cởi mở khi bắt chuyện với người khác. Trong cùng hoàn cảnh, một ca sĩ khác cũng tài năng như thế chưa chắc đã tận dụng được cơ hội nếu không chuẩn bị sẵn sàng.

Với những blogger được phát hiện, chuyện cũng không khác mấy. Bạn có nghĩ rằng Julie Powell may mắn khi bà bỏ ra hàng trăm giờ nấu 524 món theo công thức của Julia Child trong 365 ngày và post từng món đó trên mạng? Rõ ràng chính những nỗ lực để hoàn thiện – tự nguyện làm điều gì đó khó khăn trong khi hầu hết chúng ta ngồi xem “American Idol” và “Những bà nội trợ kiểu Mỹ” – đã giúp bà có cuốn sách bán chạy nhất được trao giải James Beard và dựng thành phim…

3. Lắng nghe tim mình thay vì cố gắng bắt chước người khác

Bạn có thế mạnh riêng của mình. Nếu chỉ bắt chước đối thủ, bạn sẽ không bao giờ đánh bại được họ. Oprah không thành công nhờ cố bắt chước cho giống Donahue, bà thành công vì phát huy hết thế mạnh của chính mình.

Quả vậy, có nhiều con đường dẫn đến thành công trong kinh doanh – nếu bạn cố gắng làm giống hệt những gì người khác đã làm và thành công thì điều gì làm nên bản sắc riêng của bạn, điều gì khiến khách hàng đến với bạn thay vì đến với người kia? Làm sao bạn có thời gian để đổi mới và phát triển bản thân nếu bạn dành hết sức lực vào việc khác?

4. Khi bị cạnh tranh, đừng lo nghĩ về đối thủ

Oprah nói: “Bạn không thể kiểm soát đối thủ. Bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân mình”. Quan tâm đến đối thủ sẽ “lấy đi năng lượng của bạn”. Kể từ khi bà bắt tay làm chương trình đối thoại trên truyền hình quốc gia, Oprah đã vấp phải sự cạnh tranh của hơn 100 chương trình đối thoại khác, trong đó có “Sally Jessy Raphael”, “Geraldo Rivera”, “Ricki Lake”. Bà nói với ê kíp của mình rằng hãy cố gắng chạy đua hết mình vì chính bản thân họ. Oprah không để ý đến việc đánh giá hay ra quyết định gì về các đối thủ mà thay vào đó là tập trung vào nội dung chương trình để đáp ứng tốt nhất mong mỏi của người xem và của chính bản thân.

Bạn chỉ có đủ thời gian để tập trung vào công việc kinh doanh hay sự nghiệp của mình - bất kỳ lúc nào bạn dành thời gian chú ý xem người khác đang làm gì là lúc ấy bạn không dành cho mình. Đành rằng bạn có thể có nhiều đối thủ đến nỗi không đếm xuể. Nhưng hãy dành sức lực để tận dụng tối đa cơ hội của mình, “mài giũa” kỹ năng của mình và đạt đến ngưỡng ưu việt nhất của bản thân.

5. Đầu tư vào bản thân

Khi chương trình đối thoại của Oprah ra mắt trên truyền hình quốc gia năm 1988, luật sư của bà đã khuyên bà nên mạo hiểm làm chủ chương trình thay vì chỉ làm công ăn lương. Nghe theo lời khuyên đó, bà đã giành quyền kiểm soát chương trình “The Oprah Winfrey Show” trên Cap Cities/ABC và thành lập Công ty Harpo Productions. Sau này Oprah nói đây là vụ đánh cược thành công nhất của mình. Ngày nay thương hiệu Harpo đã phát triển tới mức không chỉ là Harpo Production mà còn bao gồm Harpo Films, một chuỗi cửa hàng bán lẻ, một tạp chí và một hệ thống chương trình truyền hình cáp. Oprah có tổ chức từ thiện riêng chuyên hỗ trợ cho giáo dục và một quỹ quyên góp phục vụ cho rất nhiều các mục tiêu từ thiện khác. Bà cũng đã từng có những chương trình đối thoại thành công với TS. Phil, Rachael Ray, TS. Oz và Nate Berkus. Nếu có ai đó kiểm soát chương trình của Oprah, hẳn cơ hội cũng như thành công của bà sẽ hạn chế hơn rất nhiều.

6. Biết đã đến lúc phải đi tiếp khi bạn đã phát triển hết mức ở một vị trí

Opah bắt đầu sự nghiệp truyền hình của mình khi bà làm phát thanh viên ở Baltimore và sau đó được giao cho một chương trình đối thoại tên là “People Are Talking” (Mọi người đang nói). Bà kiếm được kha khá từ chương trình này nhưng sau 8 năm bà biết mình không thể phát triển thêm nữa và nhận lời mời làm cho chương trình AM Chicago (Buổi sáng Chicago). Ngay lập tức, chương trình đã gây được sự chú ý. Sau chưa đầy một năm, từ một chương trình 30 phút, nó được kéo dài tới 1 giờ và được đổi tên thành “The Oprah Winfrey Show”. Điều gì sẽ xảy ra nếu Oprah vẫn bằng lòng với công việc của mình ở Baltimore?

Sưu tầm

 

Đăng ký ngay!