VNPT VinaPhone TP Hồ Chí Minh 081.789.77.99 - 0886.00.11.66

Danh sách số đẹp Vinaphone trả sau 088

Vinaphone 088 số ngày sinh, số phong thủy, số cặp.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Các gói cước Vinaphone trả sau 088

Các gói cước Vinaphone trả sau 088 được thiết kế riêng cho những người luôn bắt nhịp xu hướng và dẫn dắt trào lưu, năng động và sành điệu.

Khuyến mãi cáp quang VNPT- FiberVNN

Tặng 100% hòa mạng, 40% cước sử dụng, Router Vigor Draytek, Wifi, USB 3G, IP tĩnh

Chương trình khuyến mãi MegaVNN

Tặng cước sử dụng, tặng phí hòa mạng, trang bị modem, modem Wifi.

Thương mại điện tử khó "phất" nếu còn lừa khách hàng

Theo các chuyên gia, ngành thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam sẽ khó phát triển nếu chuyện lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm vẫn xảy ra phổ biến.



Thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
Tại hội thảo “Thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam bằng thương mại điện tử” diễn ra sáng ngày 23/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng Thư ký hội Truyền thông số Việt Nam đánh giá: Với quy mô dân số 90 triệu người, 20 triệu thuê bao 3G và trên 30 triệu người dùng Internet, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho ngành TMĐT phát triển.
Ngay từ năm 2013 và trong năm 2014, TMĐT tại Việt Nam đã phát triển mạnh với nhiều điển hình như alibaba.vn, lazada.vn, muachung.vn, vatgia.com, tiki.vn, Hotdeal.vn... Kênh mua hàng online cũng thu hút lượng khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng độ tuổi từ 22-40, tập trung nhiều tại đô thị như TP.HCM và Hà Nội.
Về hình thức thanh toán, thanh toán sau khi nhận hàng vẫn chiếm tới 90%, còn thanh toán qua Internet Banking, thẻ tín dụng hay thẻ ATM chỉ chiếm 15%. Hiện nay, ví điện tử chưa phổ biến do đòi hỏi người tiêu dùng phải thực hiện nhiều bước đăng ký.
Cũng theo đánh giá của ông Nguyễn Lâm Thanh, người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu lên mạng đi tìm mua hàng giá rẻ. Khác với nhiều nước, người Việt Nam có thời gian online xếp thứ hạng cao trên thế giới nhưng tính tín dụng lại thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Kỳ Minh, Chánh văn phòng Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho hay, theo khảo sát của Google, 29% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng lý do họ mua hàng trên mạng chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè. Yếu tố quan trọng nhất thu hút người tiêu dùng mua sắm online chính là họ được mua hàng rẻ hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đi siêu thị (disieuthi.vn) cho rằng, kênh mua hàng online sẽ phát triển giữa bối cảnh phương thức mua sắm tiêu dùng offline tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ còn tồn tại một số bất cập cho những khách hàng như mất nhiều thời gian đi lại, xếp hàng thanh toán, chở hàng hóa công kềnh, tắc đường, khói bụi…
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hưng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong TMĐT và niềm tin của người tiêu dùng chưa cao.
Đồng quan điểm, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử đang mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao.
Nhưng thực tế vẫn còn có những mặt trái như doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa mang tính chất thu lợi nhuận đơn thuần, lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín đối với các doanh nghiệp bán hàng qua mạng chân chính.
Theo một chuyên gia, do chưa tin cậy về chất lượng sản phẩm được giao nên người tiêu dùng đã chủ yếu lựa chọn hình thức thanh toán sau khi nhận hàng để đảm bảo sự chắc chắn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến hình thức thanh toán sau khi nhận hàng vẫn chiếm tới 90% như đề cập ở trên.
“Điều quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần có giải pháp để hạn chế những mặt trái của sự phát triển, đồng thời các doanh nghiệp TMĐT muốn xây dựng được thương hiệu uy tín cũng phải biết mình cần làm gì để phát triển nhanh và vững chắc”, ông Vũ Vinh Phú nói.
Theo ICTnews

VNPT là tập đoàn viễn thông duy nhất đạt danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” 2014


 Bộ Công Thương đã chính thức giới thiệu về Lễ công bố Thương hiệu
Quốc gia Vietnam Value 2014. Trong đó, VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất đạt
Thương hiệu Quốc gia năm nay.
 vnpt thuong hieu quoc gia, thuong hieu quoc gia
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Đây là Chương trình duy nhất của Chính phủ
Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua
hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Bắt đầu từ năm 2008, chương trình được tổ chức 2 năm
một lần, với các giá trị mục tiêu là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong. 
Để trở thành Thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp đều phải đáp ứng gần 30 tiêu chí
thể hiện rõ những ưu điểm vượt trội về chất lượng của sản phẩm, khả năng đổi mới sáng
tạo và dẫn dắt thị trường trong ngành hàng của mình.
Do các tiêu chí đánh giá rất chặt chẽ, nên năm nay từ hơn 1.500 hồ sơ đăng ký,
có 63 doanh nghiệp lọt vào danh sách có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu
Quốc gia 2014. Đặc biệt, trong nhóm Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin- Viễn thông,
chỉ có duy nhất dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
được công nhận là Thương hiệu quốc gia. Đây cũng là lần thứ tư liên tiếp VNPT được
vinh danh trong lĩnh vực VT-CNTT. Trong những năm qua, VNPT liên tục đạt được nhiều
danh hiệu như: Thương hiệu nổi tiếng, Thương hiệu Việt Nam, Thương hiệu mạnh,
hiệu kinh tế đối ngoại uy tín...
Lễ công bố các Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4
năm 2014 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12/2014, và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2
– Đài Truyền hình Việt Nam

Tổng giám đốc tập đoàn VNPT, Ông Trần Mạnh Hùng trở thành Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT

Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, Ông Trần Mạnh Hùng vừa tiếp
nhận nhiệm vụ điều hành Hội đồng Thành viên VNPT, thay cho
ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Thành viên đương nhiệm
của VNPT sẽ nghỉ hưu theo chế độ.
Ông Phạm Long Trận (ngồi bên trái) và ông Trần Mạnh Hùng ký kết biên bản bàn giao nhiệm vụ  Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT.
Chiều nay, ngày 16/12/2014, tại Hà Nội, VNPT đã tổ chức lễ bàn giao nhiệm
vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn. Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng
Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cùng các Thứ trưởng Lê Nam Thắng, Trần Đức Lai
và Nguyễn Minh Hồng.
Theo biên bản bàn giao, ông Trần Mạnh Hùng sẽ chính thức tiếp nhận nhiệm
vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT từ ngày 1/3/2015, sau khi ông Phạm Long Trận,
Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT đương nhiệm sẽ về nghỉ hưu theo chế độ.
Ông Phạm Long Trận sinh năm 1955 tại Điện Bàn, Quảng Nam, vào ngành bưu
điện vào ngày 25/11/1981 và trải qua nhiều chức vụ quan trọng như Giám đốc
Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN); Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam… Kể từ tháng 3/2010 tới nay, ông
Phạm Long Trận giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Bí thư Đảng ủy
VNPT. Ông Phạm Long Trận sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2015.
Trong thời gian từ nay đến thời điểm chính thức nghỉ hưu, ngày 1/3/2015,
ông Phạm Long Trận vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động quản lý, hợp tác
quốc tế của VNPT. Quá trình chuyển giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thành
viên VNPT giữa ông Phạm Long Trận và ông Trần Mạnh Hùng sẽ được thực
hiện dần từng bước.
Ông Trần Mạnh Hùng sinh năm 1959 và bắt đầu làm việc tại VNPT từ năm
1981. Ông Hùng đã từng làm việc tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), Ban
Viễn thông của VNPT và được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VNPT vào
năm 1999. Đến năm 2007, VNPT thay đổi mô hình tổ chức thì ông Hùng giữ
chức Thành viên Hội đồng Thành viên của VNPT và Giám đốc Viễn thông Hà Nội.
Được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc nhất của Tập đoàn VNPT
, kể từ tháng 8/2013, ông Trần Mạnh Hùng đã được lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng
, giao phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc VNPT. Trong hơn 1 năm qua,
ông Trần Mạnh Hùng đã cùng tập thể lãnh đạo VNPT tiếp tục đưa VNPT
tăng trưởng, phát triển.
Phát biểu tại lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định,
trong 33 năm công tác của mình, trên các cương vị được giao, đồng chí
Phạm Long Trận đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. "Quá trình phát triển
của VNPT nhất là giao đoạn phát triển thành Tập đoàn, luôn có dấu ấn sự
đóng góp của đồng chí Phạm Long Trận", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng bày tỏ sự tin tưởng VNPT sẽ tiếp tục phát
triển trong chặng đường sắp tới.
Cũng tại buổi lễ, ông Trần Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng Thành viên,
Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, người vừa tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn hứa trong năm 2015 sẽ tiếp tục
điều hành, "chèo lái con thuyền" VNPT tăng trưởng trên 15% so với kết
quả đạt được năm nay.

Dịch vụ của VNPT thu hút tại Hội thảo Internet Day 2014

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng thường trực Bộ TT-TT Lê Nam Thắng và nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT-TT) Mai Liêm Trực; Phó chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Nguyễn Viết Thế cùng khoảng 200 trăm khách mời, khách đại diện của các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, CNTT và Internet tại Việt Nam, như: Google, Qualcomm, VNPT, Viettel, FPT Telecom, NetNam, VNG,...

Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê nam Thắng cùng Ban tổ chức Hội thảo thăm gian hàng của VNPT Techlonogy.
Với những thông tin cập nhật, tập trung vào chủ đề Online, được 11 diễn giả của Cục Viễn thông, VDC/VNPT, Google, VNNIC… trình bày, Hội thảo đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về các dịch vụ VT-CNTT tại Việt Nam hiện nay, trong đó, lượng người dùng sử dụng điện thoại di động để truy cập online trong tìm kiếm, tra cứu thông tin, mua sắm hay thanh toán đang là tâm điểm.
Tại Hội thảo, báo cáo về “Ứng dụng chữ ký số trong xác thực và bảo mật các giao dịnh trên thiết bị di động” (dịch vụ VNPT-mCA trên thiết bị di động) do VDC/VNPT trình bày đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hiện dịch vụ chữ ký số là một trong những dịch vụ được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và có khá nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh, như: VDC/VNPT, với 24% thị phần – đứng đầu về thị phần; Viettel (21%); Bkav (15%); SmartSign (11%); CK (11%); FPT (10%) và Nacencomm (3%).


Toàn cảnh Hội thảo Internet Day 2014
Bộ sản phẩm VNPT-mCA với nhóm các sản phẩm mCA Token, mCA Mail, mCA SMS, mCA Sign giúp khách hàng có thể ký, xác thực và mã hóa thông tin như ký và mã hóa email, SMS, văn bản điện tử,… đảm bảo cho các giao dịch được an toàn. Mới đây, bộ sản phẩm VNPT-mCA đã đoạt giải Nhì của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 cho Hạng mục Sản phẩm CNTT ứng dụng trên thiết bị di động; được Ban tổ chức đánh giá cao và cho là sản phẩm nhắm đúng nhu cầu thực của thị trường. Tại Internet Day 2013, VNPT/VDC cũng có bài tham luận “Internet trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Internet Việt Nam”, và được Ban tổ chức lẫn người nghe đánh giá cao.
Bên lề Hội thảo, hai gian hàng của VNPT gồm: Gian chủ đạo của VNPT do VDC giới thiệu về các dịch vụ mạng và gian hàng của VNPT Techlonogy - giới thiệu các sản phẩm công nghiệp mới của VNPT như, điện thoại VIVAS Lotus S2 và S2 Eco và các sản phẩm khác, thu hút khá đông người thăm quan.

Internet Day là sự kiện thường niên do VIA khởi xướng, để kỷ niệm sự có mặt và đánh giá sự phát triển của Internet hàng năm tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, chiếm 37% tổng dân số. Số thuê bao Internet băng rộng đạt 22,3 triệu, trong khi số thuê bao truy nhập Internet qua mạng kết nối di động 3G là 17,2 triệu.

 

Đăng ký ngay!